menu
24hmoney

Bài của NGUYỄN HỒNG ĐIỆP

FED LÀ AI ?
Mấy hôm trước có bạn hỏi tôi "Anh ơi, Phét là ai thế, em thấy đâu cũng nhắc tới, có phải là cái ông tỷ phú Mỹ Bốc phét gì phải không anh". Câu chuyện có tính hài hước, nhưng thực sự trong chúng ta có bao nhiêu người hiểu sâu về Fed? Tôi xin chia sẻ một số kiến thức và thông tin về Fed.
Federal Reserve System được gọi là Cục dự trữ liên bang Mỹ hay Ngân hàng dự trữ liên bang Hoa kỳ, là ngân hàng trung ương của Mỹ. Fed được thành lập năm 1913 với vai trò điều tiết chính sách tiền tệ quốc gia. Bị ảnh hưởng bởi học thuyết kinh tế Keynes, Fed ưu tiên việc làm, lạm phát và giữ lãi suất dài hạn vừa phải. Đến năm 2009 Fed còn thêm nhiệm vụ giám sát, duy trì sự ổn định hệ thống tài chính, bao gồm các ngân hàng thương mại.
Chủ tịch Fed và một số thành viên của Hội đồng thống đốc liên bang, Ủy ban thị trường mở liên bang (2 cơ quan đầu não của Fed) do Tổng thống Mỹ bổ nhiệm. Hội đồng thống đốc luôn có 7 thành viên, còn UB thị trường mở liên bang thì ngoài 5 trong 7 thành viên trên, còn có 5 trong 12 Chủ tịch ngân hàng dự trữ khu vực. Một điều khá thú vị là khi bỏ phiếu thì có 10 lá phiếu: 5 ông thuộc Hội đồng Thống đốc, 5 ông từ các Chủ tịch ngân hàng khu vực (ông chủ tịch New York Fed cố định, 4 ông kia luân phiên nhiệm kỳ 1 năm từ 11 Chủ tịch còn lại).
Chủ tịch Hội đồng thống đốc là chủ tịch Fed. Nhiệm kỳ của Hội đồng thống đốc là 14 năm. Chủ tịch Alan Greenspan tại vị 19 năm, nhưng nhiệm kỳ của Ben Bernanke chỉ 8 năm, thậm chí bà Janet Yellen chỉ làm có 4 năm. Chủ tịch hiên tại Jerome Powell được Tổng thống Donald Trump đề cử và quốc hội thông qua năm 2018. Được xây dựng bởi thể chế "tam quyền phân lập", Fed có tính độc lập trong mọi quyết định của mình. Chính phủ Mỹ không thể can thiệp được vào các chính sách của Fed. Fed sẽ không phải báo cáo với Chính phủ, nhưng lại phải định kỳ điều trần trước lưỡng viện Mỹ. Nói chung Fed hầu như không thuộc Đảng phái nào, dù vẫn có những dấu hiệu nghiêng về một phía của một số Chủ tịch. Ví như bà Janet Yellen sau khi rời Fed đã trở thành Bộ trưởng tài chính trong chính phủ của Tổng thống Biden.
Do được giao nhiệm vụ và quyền hạn quá lớn, sức ảnh hưởng trong các chính sách của Fed là rất ghê gớm. Nó không chỉ ảnh hưởng trong nội bộ nước Mỹ, mà còn ảnh hưởng toàn cầu. Không quá cường điệu khi nói rằng Fed điều tiết thị trường tài chính thế giới. Cho nên mọi câu nói hay thông điệp từ Fed sẽ làm TTCK Mỹ và thế giới biến động. Tuy nhiên, do Hội đồng Thống đốc là những người được trả lương, không có lợi ích trục lợi nhóm hoặc ưu ái cho thành phần tài chính nào, nên Fed vẫn đặt lợi ích quốc gia, lợi ích của nước Mỹ lên trên hết. Đôi lúc đã từng chứng kiến Fed đã thi hành chính sách sai lầm, chỉ vì ưu tiên bảo vệ một số "cá mập phố Wall". Chúng ta là những NĐT ở một thị trường nhỏ bé như Việt nam, thì quan sát các động thái của Fed là cần thiết, nhưng đừng quá thần thánh hóa họ lên. Vì Việt nam có con đường và chính sách riêng. Nhất là ở quy mô vốn hóa thị trường nhỏ như TTCK Việt Nam, dòng tiền lại có vai trò quan trọng hơn.
Hy vọng các bạn hài lòng và thu nhận các chia sẻ này. Chúc cả nhà có tuần mới tràn ngập niềm vui.
Nhà đầu tư lưu ý
11 Yêu thích
4 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ