menu
24hmoney

Bài của Chaupham99

Ảnh đại diện
CHUYÊN MỤC: KIẾN THỨC ĐẦU TƯ số 1
6 nguyên nhân của lạm phát, CPI
__________________
1. Lạm phát là gì?
Lạm phát là sự tăng giá của hàng hóa nói chung. Hay nói cách khác là sự mất giá của đồng tiền. Lạm phát được phản qua nhiều chỉ số khác nhau như: CPI, PPI …
2. CPI là gì?
CPI là chỉ số giá tiêu dùng, CPI là 1 thước đo lạm phát nhưng ở góc độ hẹp hơn khi tính trên 1 rổ hàng hóa tiêu dùng. CPI sẽ phản ánh tốt hơn, sát hơn thực tế tình hình đời sống sinh hoạt thường nhật của người dân.
=> Rổ hàng hóa CPI phản ánh nhu cầu dân cư tại mỗi thị trường, mỗi quốc gia nên tỉ lệ cơ cấu chi phí phản ánh trong đó cũng sẽ khác nhau, có nơi trọng số là lương thực thực phẩm, nơi lại là nhà ở, vận chuyển...
3. Nguyên nhân tạo Lạm phát
Dưới dây là 6 nguyên nhân chính tạo ra lạm phát mà bạn có thể thấy được rõ nhất:
– Lạm phát do cầu kéo: Khi nhu cầu về một mặt hàng nào đó tăng lên mạnh một cách đột biến sẽ khiến giá cả của mặt hàng đó tăng theo. Giá cả của các mặt hàng khác cũng theo đó leo thang, dẫn đến sự tăng giá của hầu hết các loại hàng hóa trên thị trường. Ví dụ: Vào năm 2021 khi dịch bệnh Covid 19 diễn ra, người dân làm việc ở nhà rất nhiều, điều đó khiến nhu cầu sử dụng máy tính xách tay đột biến, khiến giá chip, giá máy tính xách tay tăng mạnh. Đó là lạm phát do cầu kéo.
– Lạm phát do chi phí đẩy: Chi phí đầu vào của các doanh nghiệp bao gồm tiền lương, giá cả nguyên liệu đầu vào, máy móc, thuế… Khi giá cả của một hoặc vài yếu tố đầu vào tăng lên thì tổng chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng tăng lên, vì thế mà giá thành sản phẩm cũng sẽ tăng lên từ đó tạo ra lạm phát.Ví dụ: Đầu năm 2022 khi xung đột giữa Nga và Ucraina diễn ra, khiến cho giá bột mì tăng cao, từ đó đẩy giá bánh mì tăng lên. Đây chính là lạm phát do chi phí đẩy.
– Lạm phát do dịch chuyển cầu: Xảy ra khi một mặt hàng tăng giá sẽ kéo theo mặt hàng thay thế cũng tăng giá theo, từ đó xảy ra lạm phát gia tăng do giá hàng hóa thay thế tăng.Ví dụ: Giá dầu khi tăng cao, từ đó giá cao su nhân tạo tăng, nó sẽ khiến cầu về cao su thiên nhiên tăng từ đó khiến giá cao su thiên nhiên cũng tăng theo.
– Lạm phát do xuất khẩu: Xảy ra khi xuất khẩu hàng hóa nào đó tăng, dẫn tới tổng cầu tăng cao hơn tổng cung, khi đó sản phẩm được thu gom cho xuất khẩu khiến lượng hàng cung cho thị trường trong nước giảm khiến tổng cung trong nước thấp hơn tổng cầu. Khi tổng cung và tổng cầu mất cân bằng sẽ nảy sinh lạm phát.Ví dụ: Do nhu cầu sản xuất Chip tăng mạnh trên thế giới khiến cầu phốt pho tăng mạnh, từ đó xuất khẩu phốt pho tăng khiến giá phốt pho tăng cao ở trong nước.
– Lạm phát do nhập khẩu: Xảy ra khi giá hàng hóa nhập khẩu tăng khiến cho giá bán sản phẩm đó trong nước sẽ phải tăng lên. Khi mức giá chung bị giá nhập khẩu đội lên sẽ hình thành lạm phát.Ví dụ: Giá than thế giới đã tăng gấp 2 lần vào đầu năm 2022 từ đó khiến cho giá sản phẩm từ than nhập khẩu đã tăng rất mạnh.
– Lạm phát do cung tiền (thường dùng cung tiền M2): Xảy ra khi lượng tiền lưu hành trong nền kinh tế tăng rất mạnh, trong khi đó tổng sản phẩm sản xuất ra tăng thấp hơn nhiều khiến lạm phát tăng cao.VÍ dụ: Cuối năm 2009 đến đầu năm 2010 Việt Nam cung tiền ra thị trường tăng lên đến 30%-40%, trong khi đó GDP chỉ tăng mỗi năm từ 5-7%, từ đó khiến cho lạm phát năm 2011 tăng phi mã với gần 20%
Rất nhiều người lo ngại về CPI trong 2023, vậy theo anh chị em nguyên nhân nào là đáng lưu tâm nhất?
CHUYÊN MỤC: KIẾN THỨC ĐẦU TƯ số 1. 6 nguyên nhân của lạm phát, CPI. __________________. 1. Lạm phát  ...
Nhà đầu tư lưu ý
Mã liên quan
Giá
Biểu đồ

1,268.66

-12.52 (-0.98%)

Biểu đồ mã VN-INDEX
1 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ