Yếu tố nào thúc đầy thị trường chứng khoán năm 2022
Thị trường chứng khoán năm 2021 đã bứt phá mạnh vượt trên nền 1200 điểm, tăng một mạch lên 1511 điểm tháng 11/2021. Tổng kết năm, tính đến ngày 28/12/2021, VN-Index đạt 1.494,39 điểm, tăng 35,4% so với cuối năm 2020, nằm trong top thị trường đem đến tỷ suất sinh lời cao nhất trên thế giới.
Cùng với sự tăng trưởng mạnh mẽ về chỉ số, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu cũng tăng mạnh. Tính đến ngày 28/12, mức vốn hóa thị trường đạt 7.729.000 tỷ đồng, tăng 46% so với cuối năm 2020, tương đương 122,8% GDP. Ngân hàng, bất động sản, nguyên vật liệu, xây dựng cơ bản, dịch vụ tài chính là những ngành dẫn dắt thị trường, lần lượt đóng góp 31%, 23%, 15%, 10%, và 8% vào mức tăng của VN-Index.
TTCK Việt Nam đã phát triển lên một tầm cao mới, điều đó giúp thu hút được dòng tiền từ các tầng lớp khác nhau trong xã hội trong bối cảnh sản xuất kinh doanh bị đình trệ do Covid-19. Làn sóng nhà đầu tư cá nhân mới tham gia thị trường là một trong những nhân tố quan trọng góp phần thúc đẩy tăng trưởng mạnh mẽ của thanh khoản thời gian qua. Vậy, điều gì được kỳ vọng cho tốc độ tăng của thị trường trong năm mới 2022? Hãy cùng tôi điểm qua một số thông tin có thể tác động tích cực lên tâm lý nhà đầu tư nhé:
- Sự bứt phá của thị trường chứng khoán Việt Nam trong quý 4 (tháng 10/2021) dựa trên nền tảng chính sách tiền tệ nới lỏng, duy trì lợi thế cho kênh đầu tư chứng khoán và chính sách tài khóa có khả năng mở rộng tạo động lực cho nền kinh tế phục hồi.
- Các kế hoạch của chính phủ: kế hoạch kinh tế - tài khóa năm 2022 và kế hoạch phục hồi kinh tế giai đoạn 2022 - 2023, song song với đó là triển khai gói đầu tư công hơn 800 ngàn tỷ, GDP của Việt Nam dự kiến sẽ tăng 7,5% so với cùng kỳ vào năm 2022, với tốc độ phục hồi cao trên mọi phương diện.
- Tốc độ tiêm vắc xin tăng nhanh và gia tăng mức độ thích ứng được với chiến lược sống chung với Covid-19 sẽ giúp nền kinh tế sẽ phục hồi trên diện rộng trong năm 2022. Hiện cũng đã xuất hiện thuốc chống Covid của một số nước lớn trên Thế giới sẽ góp phần đẩy lùi nhanh Covid.
- Theo nhận định của một số chuyên gia chứng khoán, kỳ vọng tăng trưởng EPS (lợi nhuận sau thuế trên một cổ phiếu) cao là động lực chính thúc đẩy sự tăng giá của thị trường chứng khoán. Với triển vọng kinh tế vĩ mô lạc quan, EPS tăng trưởng kép giai đoạn 2020 - 2022 khoảng 29%/năm (thấp hơn mức kỳ vọng của thị trường là 30%/năm) và mức P/E [là chỉ số đánh giá mối quan hệ giữa giá thị trường của cổ phiếu (Price) và thu nhập trên một cổ phiếu (EPS)] hợp lý khoảng 16 lần, VN-Index năm 2022 khoảng 1.700 điểm trong kịch bản cơ sở, tăng 13% so với mức đóng cửa cuối năm 2021.
- Thúc đẩy tâm lý: Sự lạc quan của nhà đầu tư về khả năng kiểm soát dịch bệnh của Chính phủ, các gói hỗ trợ tài khóa, tăng trưởng kinh tế và lợi nhuận của doanh nghiệp. Đồng thời, trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm thấp, nguồn tiền nhàn rỗi trong dân cư có thể tiếp tục chuyển hướng sang kênh đầu tư chứng khoán, và thanh khoản thị trường sẽ tiếp tục dồi dào.
- Điều kiện để thanh khoản bùng nổ đã được mở ra khi vào ngày giao dịch cuối năm vừa qua 31.12.2021, hầu hết các công ty chứng khoán đã mở lại cho vay margin sau một số ngày “đóng băng” để chốt giá trị tài sản ròng kết năm 2021. Điều này góp phần làm tăng thanh khoản trong năm 2022.
Bên cạnh đó chúng ta cũng cần đánh giá thêm một số rủi ro có thể tác động tới thị trường như:
- Mặt bằng giá không còn quá rẻ để thu hút dòng tiền mới tham gia vào đầu tư
- Tháng 12, số ca bệnh trong nước bắt đầu tăng nhanh trở lại, số ca nhiễm đang điều trị đã vượt qua thời điểm đỉnh dịch hồi tháng 9 (vẫn nằm trong tầm kiểm soát), cùng với sự xuất hiện của biến chủng mới Omicron. Một số cơ sơ kinh doanh đã và đang phải tạm đóng cửa.
- Rủi ro nợ xấu ngành ngân hàng tăng cao trong năm 2022. Theo ước tính, nợ cơ cấu cho người đi vay bị ảnh hưởng bởi Covid-19 đã lên tới 5,3% so với dư nợ tín dụng hệ thống.
- Rủi ro lạm phát do đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng, thực hiện các chính sách kích thích tăng trưởng kinh tế, cũng như áp lực nhập khẩu lạm phát do giá cả các loại hàng hóa trên thế giới tăng cao. Đáng chú ý, việc các chính sách kinh tế xanh “Go green” của Trung Quốc có tác động đáng kể đến giá hàng hóa toàn cầu.
- Các cuộc họp của Ủy ban Thị trường mở Liên bang Mỹ (FOMC) là sự kiện trọng yếu trong năm 2022. Trong trường hợp Mỹ tăng lãi suất điều hành bất ngờ vào tháng 6/2022 có thể khiến khối ngoại đẩy mạnh bán ròng trên thị trường chứng khoán.
Tuy nhiên tầm nhìn trung và dài hạn, cá nhân tôi vẫn đánh giá VNINDEX năm 2022 có thể bứt phá lên 1800 điểm, các nhịp điều chỉnh sâu 10-15% toàn thị trường là cơ hội mua tích lũy các cổ phiếu tốt còn nhiều tiềm năng tăng trưởng. Các nhóm ngành được kỳ vọng vào năm 2022 như: Chứng khoán, Bất động sản, Xây dựng, Năng lượng, Bán lẻ, Ngân hàng (theo thứ tự mức độ kỳ vọng giảm dần).
Bài viết được tổng hợp và nhận định dưới quan điểm của Cao Thị Hồng Nhung - Nhung O'Neil - CTCP Chứng khoán VNDIRECT Admin Team Đầu tư cùng O'Neil - SĐT/Zalo: 0964.285.799 Facebook: Nhung O'Neil Tik tok: @Nhung_ONeil |
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận