Yếu tố ít được nhắc đến trong dữ liệu lạm phát Mỹ
Thị trường nhà ở là "vũ khí bí mật" của FED trong trận chiến chống lạm phát.
Báo cáo CPI tháng 7 vừa qua của Mỹ là tin đáng mừng trong cuộc chiến với lạm phát. Bên cạnh đó, đã có một dấu hiệu tích cực khác trong dữ liệu nhưng ít được đề cập.
Cụ thể, chi phí nhà ở chiếm tới 90% mức tăng CPI. Điều tích cực nằm ở chỗ, yếu tố này từng bị đánh giá là giảm sút.
Dữ liệu của Bloomberg cho thấy, giá thuê nhà tại Mỹ đang giảm. Theo FED San Francisco, lạm phát chi phí nhà ở đã ở mức đỉnh vào tháng 4.2023 khi tăng 10% so với cùng kỳ năm 2022. Khi số lượng người thuê tăng lên, tỉ lệ này sẽ tiếp tục giảm trong phần còn lại của năm 2023 và hứa hẹn sẽ về 0 vào tháng 5.2024.
Điều này có nghĩa, FED có thể không cần tăng thêm lãi suất để đưa lạm phát về mức mục tiêu 2%, càng đưa kinh tế Mỹ đến gần hơn với “hạ cánh mềm”.
Có hai lưu ý quan trọng cần xem xét.
Đầu tiên, mặc dù lạm phát đã được kiểm soát, nhưng giá hàng hóa từ thực phẩm, ôtô đến nhà ở vẫn tăng cao. Hiệp hội Môi giới Mỹ cho biết, chỉ số khả năng chi trả cho người mua nhà hàng quý đã giảm xuống mức thấp kỷ lục tính đến 30.6.
Thứ hai, lãi suất cao và bất cập trong thủ tục pháp lý đã làm chậm tiến độ các dự án xây dựng nhà cho thuê do chủ đầu tư khó tiếp cận vay vốn.
Mấu chốt nằm ở chính sách tiền tệ. Ở cấp cao nhất, FED chắc chắn nên làm chậm hoặc thậm chí chấm dứt việc tăng lãi suất để tạo thuận lợi cho thị trường nhà ở. Ngoài ra, chính quyền các địa phương nên tăng nguồn cung nhà ở mà không làm xáo trộn cơ cấu dân cư.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận