24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trọng Tình
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Ý chí mua lên yếu dần

Ý chí mua lên tiếp nối đà bùng nổ phiên giao dịch đầu năm 2023 yếu dần, cùng với yếu tố mùa vụ cận Tết Nguyên đán, diễn biến đi ngang kéo dài dẫn đến rủi ro rung lắc.

Bối cảnh 2023: Câu chuyện suy thoái

Năm 2022, lạm phát bùng nổ trên toàn cầu, đến từ 3 yếu tố: nhu cầu tiêu dùng bị kìm nén trong đại dịch Covid-19, dòng tiền giá rẻ đến từ các gói kích cầu và chuỗi cung ứng đứt gãy.

Để đối phó, ngân hàng trung ương khắp thế giới đồng loạt thắt chặt chính sách tiền tệ (tăng lãi suất và cắt giảm bảng cân đối kế toán). Đến nay, các chính sách này giúp lạm phát hạ nhiệt. Lạm phát tại Mỹ từ mức đỉnh 9,1% hồi tháng 6 hiện còn 6,5%; EU, Hàn Quốc, Thái Lan… cũng có kết quả tương tự. Ở Việt Nam, lạm phát trung bình năm 2022 chỉ tăng 3,2%, thấp hơn đáng kể so với mục tiêu dưới 4%.

Tuy lạm phát hạ nhiệt, nhưng mức độ lạm phát hiện tại vẫn rất cao so với mục tiêu (khoảng 2%/năm), nên nhiều ngân hàng trung ương có quan điểm duy trì chính sách thắt chặt tiền tệ. Theo đó, dòng tiền đắt, khan hiếm sẽ tiếp tục là câu chuyện của thị trường tài chính năm 2023.

Với dòng tiền chưa được khai thông, rủi ro suy thoái kinh tế trong năm 2023 ngày càng trở nên rõ hơn. Kể từ sau tháng 10/2022, chỉ số nhà quản trị mua hàng ở Mỹ, EU, Trung Quốc, Hàn Quốc… và cả ở Việt Nam đã giảm xuống dưới mức 50, báo hiệu tình trạng co hẹp sản xuất, là bằng chứng cho thấy niềm tin doanh nghiệp và nhu cầu tiêu dùng giảm sút.

Theo đánh giá của không ít tổ chức tài chính lớn trên thế giới như Fidelity, JPMorgan, BlackRock, suy thoái kinh tế chu kỳ (mức độ nhẹ) trong năm 2023 đang trở thành kịch bản cơ sở.

Chỉ số VN-Index: Một tuần vận động ảm đạm

Sau tín hiệu bùng nổ trong tuần đầu năm mới, thị trường chứng khoán quay trở lại chuỗi phiên giao dịch ảm đạm không xu hướng. Kết thúc tuần qua, VN-Index có mẫu nến Doji cân bằng tại 1.060 điểm, tăng 0,83% so với cuối tuần trước đó, thanh khoản chững lại. Mẫu nến lưỡng lự trên vùng giá cao cùng khối lượng giao dịch suy giảm, DSC đánh giá, ý chí mua lên tiếp nối đà bùng nổ yếu dần; cùng với yếu tố mùa vụ cận Tết Nguyên đán, diễn biến đi ngang kéo dài dẫn đến rủi ro rung lắc tăng dần.

Ở đồ thị ngày, các phiên giao dịch gần đây, chỉ số đóng cửa tăng dần đều, nhưng ý chí mua lên không thực sự rõ ràng khi trạng thái thanh khoản “lỏng lẻo”. Dòng tiền có dấu hiệu luân phiên giữa các nhóm ngành đầu tư công, ngân hàng, hàng không, điện..., đa phần là nhóm vốn hóa nhỏ nên không đủ trọng số dẫn dắt thị trường.

Bất chấp các vận động giá trung lập trong tuần qua, chúng tôi vẫn đánh giá cao phiên bùng nổ xu hướng ngày 3/1/2023. Trong trường hợp phiên giao dịch này không bị vi phạm, các rung lắc sẽ phù hợp cho nhà đầu tư thực hiện chiến lược mua thăm dò quanh nền 1.030 - 1.050 điểm.

Ngành đáng chú ý: Bất động sản khó tiếp cận tín dụng

Thị trường bất động sản năm 2022 xoay chiều nhanh, dư nợ tín dụng 2 quý đầu năm tăng 15% so với cuối năm 2021, đạt trên 20% tổng dư nợ nền kinh tế. Sau đó, hệ thống ngân hàng chịu áp lực vốn và thanh khoản khi thị trường trái phiếu doanh nghiệp gần như đóng băng, cùng với nhiệm vụ ổn định vĩ mô dẫn đến việc hạn chế tín dụng vào bất động sản, cú “phanh gấp” khiến thị trường bất động sản gặp khó khăn.

Năm 2023, ngành bất động sản chờ đợi tín hiệu tích cực từ dòng vốn tín dụng mới. Tuy nhiên, lo ngại rủi ro tín dụng nên trong cuộc họp mới đây với Ngân hàng Nhà nước, 87% tổ chức tín dụng đồng thuận quan điểm thắt chặt các điều khoản, điều kiện cho vay với đầu tư kinh doanh bất động sản trong nửa đầu năm. Cùng với “rào cản” lãi suất neo cao, doanh thu của các doanh nghiệp bất động sản dự báo không mấy khả quan trong giai đoạn đầu năm mới.

Trên đồ thị kỹ thuật, sau tín hiệu bùng nổ ngày 3/1, chỉ số ngành bất động sản nỗ lực thoát khỏi xu hướng giảm không thành, nên quay về kiểm chứng lại nền giá 72. Đây là tác nhân chính làm chững lại đà tăng điểm của thị trường chung.

Xét ngắn hạn, đường tín hiệu MA10 dần cắt lên đường trung bình động trung hạn, nỗ lực xây nền tích lũy quanh MA20. Điểm mua tại nhóm ngành bất động sản được hình thành tại đây, nhưng cần chú trọng quản trị rủi ro nếu chỉ số mất mốc 70 (vi phạm đáy cũ trước đó). Một số cổ phiếu đáng quan tâm là DXG, NTL, VHM.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả