menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
NVC team Pro

Xung đột Nga - Ukraine: Sẽ diễn ra siêu lạm phát toàn cầu?

Chiến sự Nga - Ukraine diễn ra gây áp lực căng thẳng lên chính trị và kinh tế toàn thế giới. Giới đầu tư bắt đầu ám ảnh về siêu lạm phát sẽ diễn ra trong tương lai khi giá dầu tăng phi mã trong những ngày gần đây.

Bóng ma của một chiến dịch quân sự toàn diện vào Ukraine đang làm dấy lên lo ngại xung đột lan rộng, khiến giá cả leo thang, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo lớn và gián đoạn kinh tế trên phạm vi toàn cầu.

Hàng loạt các lệnh cấm vận Nga từ Mỹ, EU và các nước đồng minh đã đẩy đẩy giá hàng hóa tăng chóng mặt, đặc biệt là dầu, than là nguyên liệu đầu vào quan trọng của nhiều ngành sản xuất. Tính đến ngày 3/3, giá dầu WTI đã vượt mốc 110 USD và vẫn liên tục vượt đỉnh. Lạm phát của Mỹ đã đạt kỷ lục 40 năm, Anh cũng đạt mốc cao lịch sử... Do đó, xung đột Nga - Ukraine dấy lên nỗi lo về một siêu lạm phát toàn cầu diễn ra khi lạm phát đã đang cháy như một ngọn lửa phừng phừng.

Tại Việt Nam, vào ngày 1/3, Liên Bộ Tài chính - Công Thương đã quyết định tăng giá xăng dầu lên mức cao nhất lịch sử, cụ thể xăng E5RON92 tăng 545 đồng, không cao hơn 26.077 đồng/lít; Xăng RON95-III tăng 547 đồng lên mức 26.834 đồng/lít; Dầu Diesel cũng tăng 509 đồng lên 21.310 đồng/lít.

Bà Nguyễn Hoài Thu - giám đốc điều hành khối đầu tư chứng khoán và trái phiếu của VinaCapital - cũng đưa cảnh báo đến nhà đầu tư về rủi ro lạm phát. Cụ thể, ở phía nguồn cung, các lệnh trừng phạt và tình trạng đứt gãy chuỗi cung ứng có thể dẫn đến khan hiếm nhiều mặt hàng cơ bản, trực tiếp làm giá đầu vào của các doanh nghiệp tăng cao.

Về phía nguồn cầu, lạm phát còn có thể làm cho tiêu dùng và tiến độ giải ngân đầu tư trong nền kinh tế (bao gồm cả đầu tư công) chậm lại, do mặt bằng giá tăng cao và biến động khó lường. Bên cạnh đó, những doanh nghiệp lệ thuộc quá nhiều vào nguyên liệu đầu vào sẽ có rủi ro khan hiếm nguồn cung trực tiếp do căng thẳng Ukraine - Nga gây ra. Chẳng hạn như than (một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ đạo của Nga) có thể bị ảnh hưởng lớn về lợi nhuận.

Ngoài ra, các hãng hàng không cũng có thể chịu ảnh hưởng kép khi chi phí giá dầu tăng cao và các đường bay bị gián đoạn.

Tuy nhiên, chuyên gia của VinaCapital cũng cho rằng rủi ro đề cập phía trên không ảnh hưởng nhiều đến triển vọng của các doanh nghiệp thuộc ngành có lợi thế cạnh tranh bền vững và hưởng lợi từ câu chuyện tăng trưởng dài hạn của Việt Nam như: ngân hàng, khu công nghiệp, dịch vụ nội địa và hạ tầng (bao gồm hạ tầng giao thông, hàng hải và năng lượng).

Ông Vicente Nguyen, CIO AFC Vietnam Fund cho rằng nếu chiến tranh tiếp tục kéo dài, chúng ta sẽ chứng kiến một thời kỳ SIÊU LẠM PHÁT toàn cầu mạnh chưa từng có. Không chỉ Nga nâng lãi suất lên 20% mà sẽ còn có rất nhiều Ngân hàng Trung Ương gặp phải vấn đề khó khăn tương tự khi điều hành lãi suất. Khi giá năng lượng, cụ thể là giá dầu có thể tăng lên 150$/thùng chẳng hạn, rồi các loại ngũ cốc, các loại kim loại, phân bón... tất tần tật đều tăng phi mã.

Nhà quản lý quỹ này nhận định, lạm phát kỳ vọng sẽ tăng rất mạnh nếu như cuộc chiến Nga - Ukraine kéo dài dai dẳng. Đằng sau đó là cuộc đối đầu Nga và Mỹ, EU. Các bên trừng phạt, cấm vận, trả đũa nhau và hệ quả sẽ làm giá cả các các mặt hàng như dầu, khí, lương thực tăng cao.

Dưới hoàn cảnh này chỉ một số ngành nghề được hưởng lợi trước mắt đó chính là phân bón, khai thác dầu khí và có thể là thép. Nếu lạm phát tiếp tục dâng cao thì khả năng cao Ngân hàng Trung Ương các nước buộc phải tăng lãi suất sớm hơn và quyết liệt hơn khi đó sẽ làm tổn thương đến đà hồi phục kinh tế toàn cầu và thị trường chứng khoán. Ông nhận định, dòng tiền sẽ có khả năng rời thị trường chứng khoán, khi đó thị trường sẽ đứng trước áp lực lớn trong ngắn hạn. Nếu lãi suất tăng lên thì có rất ít doanh nghiệp được hưởng lợi, chủ yếu là bảo hiểm vì 90% lợi nhuận của ngành bảo hiểm là đến từ tiền gửi ngân hàng.

Hiện giao thương giữa Việt Nam với Nga và Ukraine chỉ chiếm khoảng 0,9% tổng giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam (chiếm 1,1% giá trị xuất khẩu và 0,8% giá trị nhập khẩu trong năm 2021, theo Tổng cục Hải quan). Hai nước trên cũng không phải là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn tại Việt Nam.

Việt Nam sẽ vẫn duy trì các chính sách hỗ trợ phục hồi nền kinh tế, bao gồm gói kích thích kinh tế được thông qua hồi đầu năm và duy trì mặt bằng lãi suất cho vay ở mức thấp. Đây sẽ là cơ sở để kỳ vọng nền kinh tế Việt Nam và kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp niêm yết tiếp tục phục hồi và tăng trưởng nhanh hơn trong thời gian tới, từ đó tạo xung lực tăng trưởng cho thị trường chứng khoán trong năm 2022.

Bài viết do NVC Team thực hiện. Nếu NĐT cần tư vấn cổ phiếu, cơ cấu lại danh mục, nhận khuyến nghị có thể liên hệ hotline: 0878.91.8888 (Mr Công - Giám đốc TVĐT38 VPS). Hoặc truy cập room Zalo tại đây

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
NVC team Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

10 Yêu thích
1 Bình luận 9 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại