Xung đột Nga-Ukraine: Moscow nối lại hoạt động quân sự, Anh đề xuất sáng kiến "hạ nhiệt"
Bộ Quốc phòng Nga thông báo khởi động lại 'hành động tiến công' tại Ukraine sau khi thông báo lệnh ngưng bắn trước đó cùng ngày.
Theo thông báo ngày 5/3 của Bộ Quốc phòng Nga, "các hành động tấn công" vào Ukraine đã được kích hoạt lại vào 18h theo giờ Moscow (22h theo giờ Việt Nam).
Người phát ngôn Bộ Quốc phòng Nga Igor Konashenkov nêu lý do là "phía Ukraine không sẵn lòng gây ảnh hưởng đến các lực lượng dân tộc chủ nghĩa hoặc kéo dài chế độ ngừng bắn".
Các tiểu đoàn theo chủ nghĩa dân tộc ở Ukraine đã lợi dụng lệnh ngừng bắn để tập hợp lại và củng cố vị trí.
Trước đó cùng ngày, Nga thông báo ngừng bắn và mở các hành lang nhân đạo để sơ tán dân thường khỏi thành phố cảng chiến lược Mariupol và thành phố Volnovakha gần đó.
Tuy nhiên, theo ông Konashennkov, "không có dân thường nào" có thể sơ tán qua các hành lang nhân đạo này.
Trong khi đó, giới chức thành phố Mariupol cho hay, họ đã phải trì hoãn việc sơ tán dân thường, đồng thời cáo buộc binh lính Nga phá vỡ lệnh ngừng bắn.
Cũng trong ngày 5/3, theo Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Leonid Slutsky, một thành viên của phái đoàn đàm phán với Ukraine, vòng đàm phán thứ ba giữa Nga và Ukraine có thể diễn ra ngay từ ngày 7/3.
Phía Ukraine cũng xác nhận thời điểm đàm phán trên.
Trong một diễn biến liên quan cùng ngày, Văn phòng Thủ tướng Anh cho biết, Thủ tướng Boris Johnson sẽ khởi động "một kế hoạch hành động" quốc tế nhằm đảm bảo chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga ở Ukraine thất bại, bao gồm một loạt cuộc họp ngoại giao vào tuần tới.
Nhà lãnh đạo Anh sẽ hối thúc cộng đồng quốc tế "nỗ lực đổi mới và phối hợp" nhằm chấm dứt cuộc chiến tranh tại Ukraine, đồng thời khởi động một kế hoạch hành động 6 điểm mà ông sẽ công bố chi tiết trong ngày 6/3.
Theo ông Johnson, các quốc gia trên thế giới đã áp đặt lệnh trừng phạt nghiêm khắc chưa từng có với Nga, đồng thời khẳng định Tổng thống Vladimir Putin phải thất bại và thất bại trong chiến dịch quân sự ở Ukraine này.
Việc bày tỏ sự ủng hộ dựa trên luật quốc tế là không đủ và cộng đồng quốc tế cần phải nỗ lực liên tục để thay đổi các luật lệ do sức mạnh quân sự áp đặt.
Ngày 8/3, Thủ tướng Johnson có kế hoạch thảo luận với các lãnh đạo Nhóm Visegrad (V4 gồm CH Czech, Slovakia, Hungary và Ba Lan).
Trong bối cảnh hàng trăm nghìn người Ukraine chạy trốn khỏi cuộc xung đột, nhóm V4 là các quốc gia phải trực tiếp đối mặt với cuộc khủng hoảng tị nạn.
(theo AFP, Reuters)
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận