Xung đột Nga - Ukraine: Cuộc chiến này rốt cuộc là vì gì? Giá cả hàng hoá leo thang phi mã
Nguyên liệu đầu vào của tất cả các ngành trọng yếu nhảy số không ngừng, ai là người phải gánh chịu hậu quả này nhiều nhất, là những người cùng khổ, tầng lớp đáy xã hội chịu hậu quả nghiêm trọng nhất.
Thống kê trong 2 năm đại dịch từ 2020-2021 trên toàn TG đã chỉ ra: 2 năm qua, tầng lớp nghèo càng trở nên nghèo hơn thậm chí đại đa dân số ở Châu Phi còn không được tiếp cận với thuốc mem, vacxin, lương thực, rất nhiều người đã chết vì đại dịch & thiếu lương thực, nước uống, những nhu cầu thiết yếu để duy trì sự sống…
Báo cáo Chỉ số nghèo đói toàn cầu (GHI) năm 2021 do hai cơ quan Concern Worldwide và Welthungerhilfe công bố vào cuối tháng 9-2021 cho thấy tình hình nghèo đói nghiêm trọng trên thế giới. Những tiến bộ trong thực hiện mục tiêu thế giới không còn nạn đói vào năm 2030 dường như có dấu hiệu chững lại, bị đảo ngược khi thế giới đang phải cùng lúc đối mặt với nhiều cuộc khủng hoảng. Theo chỉ số GHI hiện tại, 47 nước trên thế giới sẽ không đạt được thành tựu xóa đói vào năm 2030. Xung đột, biến đổi khí hậu và dịch bệnh COVID-19 đang gây những tác động tiêu cực, dẫn tới nguy cơ quét sạch mọi tiến bộ trong công cuộc xóa nghèo đói của thế giới trong những năm gần đây. Hệ quả từ tác động của các cuộc xung đột bạo lực đối với nạn đói không có dấu hiệu suy giảm. Thêm vào đó, hậu quả của biến đổi khí hậu đang ngày càng hiện hữu, tuy nhiên thế giới vẫn chưa có được những cơ chế hiệu quả để giảm nhẹ và hầu như không thể đảo ngược được tình trạng này
Theo tờ Nature Food, tháng 7-2021, 3 tỷ người không có khả năng có những bữa ăn đủ dinh dưỡng trước dịch bệnh COVID-19. Giá lương thực tăng vọt và sự tăng giá hàng tiêu dùng nói chung đã làm tồi tệ hơn tình cảnh này. Trong khi 43% dân số thế giới không đủ khả năng để có một bữa ăn đủ dinh dưỡng ngay trước dịch bệnh COVID-19, thì cuối năm 2020, con số này đã tăng lên 50%. Ở các nước kém phát triển, đa số người dân phải dùng từ 40% đến 60% thu nhập của hộ gia đình cho lương thực; 20% số người nghèo nhất ở Mỹ phải chi từ 30% đến 40% thu nhập của hộ gia đình vào lương thực(4). Giá lương thực tăng cũng khiến các hộ gia đình phải cắt giảm chi tiêu cho các nhu cầu thiết yếu khác. Suy dinh dưỡng và tình trạng thiếu ăn là vấn đề mà những người lao động đang phải đối mặt, thậm chí ở cả các nước giàu nhất. Hằng ngày có hơn 700 triệu người, chiếm 8,8% dân số thế giới, trong tình trạng thiếu ăn.
Trong khi đó tầng lớp triệu phú $ & giới siêu giàu lại gia tăng chóng mặt cả về số lượng & quy mô tài sản nhờ đại dịch làm cho giá cổ phiếu & bds toàn cầu tăng nóng. Năm 2020, tài sản của giới siêu giàu đã tăng thêm khoảng 1.900 tỷ USD. Năm 2021, giới siêu giàu lại “thắng” tiếp khi tài sản của hơn 2.600 tỷ phú tăng thêm 1.600 tỷ USD, dù dịch bệnh vẫn phức tạp.
Lạm phát hàng hoá toàn cầu làm gia tăng sự đói nghèo, làm chậm tốc độ hồi phục kinh tế sau đại dịch => nguy hiểm hơn nếu chiến tranh thật sự kéo dài đủ lâu có thể làm đẩy nhanh nguy cơ xảy ra Khủng hoảng tài chính toàn cầu 🥵🥵🥵
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận