menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Dũng Bùi

Xuất khẩu thực phẩm sang Hàn Quốc vẫn "dính" lỗi về an toàn thực phẩm

Việt Nam vẫn đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hoa Kỳ trong số những nước có số vụ thực phẩm nhập khẩu vi phạm nhiều nhất vào Hàn Quốc.

Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc khuyến cáo doanh nghiệp xuất khẩu thực hiện nghiêm các quy định của Hàn Quốc về vệ sinh an toàn thực phẩm.

Theo báo cáo Xu hướng thực phẩm nhập khẩu năm 2019 và năm 2020 của Bộ An toàn Thực phẩm và Dược phẩm Hàn Quốc (MFDS), số vụ vi phạm quy định vệ sinh an toàn thực phẩm đối với các lô hàng thực phẩm chế biến nhập khẩu từ Việt Nam sang Hàn Quốc có xu hướng giảm. Cụ thể năm 2019 phát hiện 117 vụ, đến năm 2020 (đến ngày 21/12/2020) xuống còn 37 vụ.

Số vụ vi phạm có xu hướng giảm phần nào cho thấy những nỗ lực của cơ quan quản lý trong việc tuyên truyền phổ biến, nâng cao nhận thức của cộng đồng doanh nghiệp xuất khẩu trong việc tuân thủ các quy định của nước sở tại đã phát huy hiệu quả tích cực.

Tuy nhiên, hiện Việt Nam vẫn đứng thứ 3 sau Trung Quốc và Hoa Kỳ trong số những nước có số vụ thực phẩm nhập khẩu vi phạm nhiều nhất vào Hàn Quốc.

Do đó, trong thời tới, doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm chế biến sang Hàn Quốc cần phối hợp chặt chẽ hơn nữa với các cơ quan chức năng của hai nước, với Thương vụ Việt Nam tại Hàn Quốc và đối tác Hàn Quốc để cập nhật các quy định liên quan, tránh ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu cũng như hình ảnh sản phẩm Việt Nam đối với người tiêu dùng Hàn Quốc.

Một số vi phạm trong sản phẩm của Việt Nam như: Trong thành phần có hàm lượng gây hại vượt quá mức cho phép (aflatoxin, benz (a) pyrene, enrofloxacin, ciprofloxacin); Vi phạm tiêu chuẩn sử dụng chất bảo quản; Không đảm bảo điều kiện an toàn thực phẩm tại nơi chế biến; Phát hiện dị vật trong sản phẩm...

Theo quy định của Hàn Quốc (Luật đặc biệt về quản lý an toàn thực phẩm nhập khẩu), khi phát hiện sản phẩm thực phẩm nhập khẩu có chất gây hại thì cơ quan chức năng có quyền yêu cầu nhà nhập khẩu phải thu hồi, hủy toàn bộ lượng hàng đang phân phối. Trong vòng 1 tháng, nhà nhập khẩu phải trình phương án xử lý đối với thực phẩm nhập khẩu đã được xác định là không phù hợp/vi phạm.

Trường hợp nhà nhập khẩu muốn tiếp tục nhập khẩu các sản phẩm không phù hợp trong tương lai, cần thực hiện các biện pháp cần thiết như xác định nguyên nhân, yêu cầu nhà sản xuất của nước xuất khẩu cải thiện chất lượng sản phẩm. Ngoài ra, các lô hàng tiếp theo sẽ bị kiểm tra với tần suất nhiều hơn cho đến khi đạt tiêu chuẩn quy định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại