Xuất khẩu sữa: Xác định sản phẩm phù hợp
Sữa và các sản phẩm sữa của Việt Nam đã xuất khẩu (XK) sang 46 thị trường; trong đó, Trung Quốc, Indonesia, Philippines và Malaysia được đánh giá là các thị trường tiềm năng. Tuy nhiên, để thâm nhập và đứng vững tại các thị trường này, việc nghiên cứu tập
Tăng trưởng mạnh
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, 7 tháng đầu năm 2019, kim ngạch XK sữa đạt 149,18 triệu USD, tăng 24,09% so với cùng kỳ năm 2018. Đáng chú ý, kim ngạch XK sữa sang hầu hết các thị trường XK chính đều tăng trưởng mạnh; trong đó, thị trường lớn nhất là Irắc đạt 88,28 triệu USD, tăng 29,37%; Trung Quốc 11,59 triệu USD, tăng 52,9%.
Ông Phạm Văn Duy - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường Nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) - cho rằng, Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Malaysia hàng năm nhập khẩu từ 22 - 23 triệu tấn sữa quy đổi, chiếm khoảng 30% tổng nhu cầu nhập khẩu của toàn thế giới - là những thị trường rất tiềm năng. Bên cạnh đó là các thị trường truyền thống vùng Trung Đông như: Irắc, Sudan…
Trung Quốc là thị trường tiêu thụ sữa lớn thứ 2 thế giới, chỉ sau Mỹ với tổng giá trị khoảng 60 tỷ USD và mức tiêu thụ sản phẩm sữa bình quân đầu người liên tục tăng. Theo Bộ Nông nghiệp Trung Quốc, nguồn cung sữa của Trung Quốc hiện chỉ sản xuất đủ đáp ứng 75% nhu cầu sữa thị trường nội địa. Dự báo, năm 2019, Trung Quốc nhập khẩu 39,43 triệu tấn sữa và sản phẩm sữa. Đây là cơ hội rất thuận lợi đối với các DN ngành sữa Việt Nam đẩy mạnh XK. Nghị định thư về XK sữa Việt Nam sang Trung Quốc đã được các cơ quan nhà nước phối hợp chặt chẽ với các DN XK sữa hàng đầu của Việt Nam triển khai. Dự kiến, sẽ có lô sữa đầu tiên XK sang Trung Quốc theo Nghị định thư trong năm nay. Khi các DN Việt Nam chính thức được XK sữa sang Trung Quốc, kim ngạch XK sang thị trường này được dự báo sẽ tăng lên nhanh chóng để vươn lên vị trí thứ nhất.
3 thị trường còn lại là Indonesia, Philippines và Malaysia có nhu cầu nhập khẩu sữa tương ứng thứ 5, thứ 7 và thứ 8 trên toàn thế giới. 3 nước này lại nằm trong khối ASEAN, nên khi Việt Nam XK sang thị trường này sẽ được lợi thế XK từ Hiệp định Thương mại Hàng hóa ASEAN (ATIGA) với thuế 0%.
Thách thức không nhỏ
Mặc dù vậy, ông Phạm Văn Duy cho hay, thách thức XK sữa sang các thị trường không nhỏ. Thực tế, các quốc gia này nhập khẩu sữa từ nhiều năm nay và các cường quốc XK sữa lớn trên thế giới như New Zealand, Australia, Hoa Kỳ… đã thâm nhập vào thị trường này, là thách thức lớn cho DN sữa Việt Nam để dành thị phần. Mặt khác, do mới tiếp cận thị trường nên hiểu biết đối với xu hướng tiêu dùng về chất lượng cũng như thương hiệu của DN Việt còn hạn chế.
Để giải quyết vấn đề này, bên cạnh áp dụng quy trình sản xuất chế biến gắn với công nghệ cao, hạ giá thành, đảm bảo chất lượng ổn định, việc tăng cường công tác thông tin truyền thông, quảng bá sản phẩm tại các thị trường này rất quan trọng.
Riêng đối với thị trường Trung Quốc, ông Phạm Văn Duy nhấn mạnh, đây là thị trường khó tính, các quy định kiểm soát có sự thay đổi thường xuyên. Do đó, DN cần nắm bắt đầy đủ và thực hiện đúng nội dung quy định trong Nghị định thư, cũng như các quy định tiêu chuẩn kỹ thuật về sữa XK vào thị trường Trung Quốc. Ngoài ra, thị hiếu tiêu dùng và gu ẩm thực đối với các nước Indonesia, Philippines và Malaysia có sự khác biệt khá lớn so với Việt Nam. Do đó, các DN cần nghiên cứu kỹ tập quán tiêu dùng và lựa chọn phân khúc sản phẩm cho phù hợp.
Để duy trì các thị trường truyền thống cũng như phát triển các thị trường tiềm năng, các chuyên gia cho rằng, cần nghiên cứu kỹ nhu cầu thị trường, tuân thủ các quy định và các yêu cầu tiêu chuẩn từng sản phẩm và cho từng thị trường. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận