menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Thanh Nga

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA tăng trưởng mạnh

Dù dịch COVID-19 có diễn biến phức tạp tại Việt Nam cũng như các nước đối tác, trong quý 1/2021, xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang nhiều thị trường có các FTA như EVFTA, CPTPP hay FTA UKVFTA đều ghi nhận mức tăng trưởng ấn tượng.

Sau báo cáo định kỳ của Tổng cục Thống kê (GSO) và Tổng cục Hải quan, Bộ Công Thương mới đây đã công bố thông tin chi tiết về tình hình sản xuất công nghiệp và hoạt động thương mại quý 1/2021.

Tương tự các thông tin tích cực trước đó, dự liệu thống kê ngành công thương tiếp tục khẳng định xuất khẩu chính là "điểm sáng" của nền kinh tế trong quý đầu tiên năm nay.

Theo Bộ Công Thương, trong quý 1, mặc dù phải đối mặt với nhiều khó khăn do diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, tình trạng thiếu container rỗng, chi phí vận chuyển tăng cao, nhưng hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng cao so với cùng kỳ năm 2020, ước tính đạt 152,65 tỷ USD, tăng 24,1% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đạt 77,34 tỷ USD, tăng 22%; nhập khẩu hàng hóa đạt 75,31 tỷ USD, tăng 26,3%. Qua đó, cán cân thương mại hàng hóa quý 1/2021 ước tính thặng dư 2,03 tỷ USD.

Rộng đường xuất khẩu nhờ tận dụng hiệu quả các FTA thế hệ mới

Thống kê cho thấy, trong quý 1, nhóm hàng công nghiệp chế biến có mức đóng góp xuất khẩu lớn nhất khi đem về 67,39 tỷ USD (chiếm 87,13% tổng kim ngạch xuất khẩu chung).

Các mặt hàng có mức tăng trưởng cao trong quý 1 gồm: Điện thoại các loại và linh kiện đạt 14,08 tỷ USD, tăng 9,3%; Máy tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 11,96 tỷ USD, tăng tới 31,3%; Máy móc, thiết bị, dụng cụ và phụ tùng, đạt 9,1 tỷ USD, tăng trưởng tới hơn 77% so với cùng…

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA tăng trưởng mạnh

Đáng chú ý, xuất khẩu của nhóm nông, lâm, thuỷ sản dù chịu tác động rất lớn của đại dịch COVID-19 song trong quý 1 vẫn thu về khoảng 5,97 tỷ USD, tăng 6,6% so với cùng kỳ năm 2020.

Ngoài ra, nhiều mặt hàng không chỉ tăng về lượng mà còn tăng cả về kim ngạch. Đơn cử, xuất khẩu cao su tăng 89,7% về lượng và tăng 16,5% về kim ngạch; Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn tăng 40,3% về lượng và tăng 53,2% về kim ngạch. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản và rau quả cũng tăng lần lượt 3,3% và 6,1%, đạt 1,69 tỷ USD và 944 triệu USD.

Theo đánh giá Bộ Công Thương, kể từ khi EVFTA có hiệu lực vào tháng 8/2020, tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang EU đã dần được cải thiện và tăng 18% trong 3 tháng đầu năm 2021.

Tương tự, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang các đối tác trong CPTPP cũng đạt mức tăng trưởng cao trong 3 tháng đầu năm 2021 như: Canada tăng 13,7%; Australia tăng 17%; Chile tăng 25,6%; Mexico tăng 12,7% và New Zealand tăng 35,1%...

Bên cạnh đó, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Anh cũng tăng 22,1% trong 3 tháng đầu năm nay.

Bộ Công Thương đánh giá, thời gian tới các FTA thế hệ mới như CPTPP, EVFTA, UKVFTA sẽ tiếp tục tạo điều kiện để hàng hóa của Việt Nam thâm nhập vào các thị trường đối tác với thuế quan ưu đãi hơn cùng với những cam kết về tạo thuận lợi giảm thiểu các rào cản thương mại.

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA tăng trưởng mạnh
Còn nhiều băn khoăn về chất lượng các mặt hàng xuất khẩu

Bên cạnh thuận lợi, Bộ Công Thương cũng đề cập tới một số khó khăn, thách thức đối với việc xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn tới. Cụ thể là ở góc độ chất lượng của các mặt hàng xuất khẩu nông, lâm, thủy sản.

Cụ thể, thời gian gần đây, các thị trường xuất khẩu nông, thủy sản của Việt Nam liên tục đưa ra những thay đổi trong quy định chứng nhận an toàn thực phẩm và đưa ra một số cảnh báo với các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam.

Thông tin thêm về vấn đề này, ông Ngô Hồng Phong, Phó Cục trưởng Cục Quản lý chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản (Nafiqad) cho biết, thời gian qua dù chất lượng thủy sản xuất khẩu đã được cải thiện đáng kể song vẫn còn tồn tại những lô hàng thủy sản bị trả về, đặc biệt ở thị trường rất quan trọng là Trung Quốc.

Cụ thể, có đến 15/40 lô vi phạm bị trả về, trong khi cả năm 2020 số lượng lô vi phạm bị trả về là 6/14 lô.

Do đó, gần đây phía Trung Quốc cảnh báo một số lô hàng tôm đông lạnh, tôm đã xử lý nhiệt của Việt Nam bị phát hiện dương tính với bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu (IHHNV), virus đốm trắng (WSSV).

"Nafiqad đã có văn bản gửi cơ quan kiểm dịch Trung Quốc đề nghị cấp cơ sở khoa học, cơ sở pháp lý cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đã xử lý nhiệt và bằng chứng về đánh giá rủi ro đối với các cảnh báo bệnh IHHNV, WSSV đối với sản phẩm tôm đông lạnh chưa bóc vỏ, bỏ đầu”, ông Phong thông tin.

Xuất khẩu sang các thị trường có FTA tăng trưởng mạnh

Bên cạnh Trung Quốc, Bộ Công Thương đề cập tới một số thị trường nhập khẩu cũng đã thay đổi quy định về chứng nhận an toàn thực phẩm nhập khẩu như: Hàn Quốc yêu cầu các nhà xuất khẩu phải có chứng nhận chứng mình rằng các sản phẩm thủy sản không nhiễm virus DIV1, vius hồ cá rô, virus viêm gan tụy hoại tử, salmonid alphavirus và bệnh hoại tử gan tụy cấp tính. Quy định này sẽ chính thức áp dụng từ ngày 1/8/2021.

Đối với thị trường Australia, sản phẩm tôm chưa nấu chín xuất khẩu sang Australia phải được kiểm tra, phân hạng tại cơ sở chế biến được cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu chứng nhận và kiểm soát; không có các dấu hiệu mắc bệnh; mỗi lô tôm sản xuất (sau chế biến) được lấy mẫu xét nghiệm âm tính đối với virus đốm trắng, đầu vàng...

Bộ Công Thương xác định, trong các tháng tiếp theo giải pháp trọng tâm thúc đẩy xuất khẩu hàng hóa sẽ là củng cố và mở rộng thị trường xuất khẩu, tận dụng tối đa lợi thế từ các FTA đã có hiệu lực; đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường nhỏ và thị trường ngách; đa dạng hoá cơ cấu sản phẩm xuất khẩu, nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm xuất khẩu, phát triển thương hiệu...

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại