menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Ngô Vũ Sơn

Xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi tăng mạnh

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong quý I/2021, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi ước đạt 89 triệu USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ năm 2020.

Trong đó, xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa ước đạt 25,5 triệu USD, tăng 27,8%; xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt đạt 25,9 triệu USD, tăng 16,6%; xuất khẩu mật ong đạt 6,8 triệu USD, giảm 36,8%; xuất khẩu trứng các loại đạt 2,1 triệu USD, tăng 61,2%.

Trong quý I/2021, xuất khẩu thịt và sản phẩm thịt lợn chủ yếu sang Hong Kong (chiếm tới 99,6 và tăng 3,7 so với cùng kỳ năm trước). Xuất khẩu thịt gia cầm chủ yếu xuất khẩu sang thị trường châu Á (chiếm hơn 99,9 và tăng 3,7 so với cùng kỳ năm trước, trong đó xuất sang Hong Kong chiếm 64,5%, Trung Quốc chiếm 8,8%, Thái Lan chiếm 4,5%, hầu như chưa xuất khẩu được sang Nhật Bản). Xuất khẩu sữa và sản phẩm sữa xuất khẩu chủ yếu sang thị trường châu Á (chiếm 94,6%). Thị trường xuất khẩu lớn nhất là Irăc tăng 9,6% so với cùng kỳ năm 2020; xuất khẩu sang thị trường Campuchia đứng vị trí thứ hai tăng 108,7%; xuất khẩu sang Philippines tăng 9,5%; Thổ Nhĩ Kỳ tăng 23,1%; Mỹ tăng 128,9%.

Bên cạnh đó, xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi gặp phải một số khó khăn, vướng mắc về mặt sản xuất. Giá thức ăn chăn nuôi (TACN) tăng trong thời gian qua tăng liên tục. Cụ thể, trong quý I/2021 giá thức ăn hỗn hợp cho thịt lợn tăng 11,3% so với cùng kỳ; tăng 11,2% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông màu; tăng 7,5% đối với thức ăn hỗn hợp cho gà thịt lông trắng. Cục Chăn nuôi dự báo chưa có chiều hướng giảm ngay trong quý II/2021 do giá các nguyên liệu chính của TACN trên thế giới hiện vẫn trong tình trạng sản lượng không tăng kịp so với nhu cầu. Giá TACN tăng ảnh hưởng trực tiếp tới nguồn cung do chi phí sản xuất tăng, người chăn nuôi không có lãi và thu hẹp sản xuất.

Ông Nguyễn Xuân Dương - quyền Cục trưởng Cục Chăn nuôi cho biết, chi phí thức ăn tăng nên người sản xuất có xu hướng tiêu thụ sản phẩm ở trọng lượng nhỏ (bán lợn biểu nhỏ, đẩy mạnh xuất khẩu lợn sữa...), về lâu dài sẽ ảnh hưởng tới nguồn cung. Khi nguồn cung giảm cùng với chi phí sản xuất tăng sẽ dẫn tới giá tăng, ảnh hưởng trực tiếp tới chỉ số lạm phát và sức tiêu thụ của thị trường. Do ảnh hưởng của thời tiết vào mùa nóng lượng tiêu thụ thịt giảm và dịch Covid-19 dẫn tới việc cách ly, đóng cửa các chợ cóc, trường học, bếp ăn tập thể khiến cho lượng tiêu thụ các mặt hàng thịt giảm.

"Rủi ro đối với thị trường xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi không cao do tỷ trọng sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu so với tiêu thụ tại thị trường nội địa rất nhỏ, sản phẩm chăn nuôi xuất khẩu hầu hết đều tăng trưởng tốt ở các thị trường chính. Riêng đối với sản phẩm mật ong xuất khẩu, rủi ro từ việc Hoa Kỳ có thể điều tra áp thuế chống bán phá giá sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này. Ngoài ra, tỷ giá USD/VND liên tục giảm thời gian qua cũng gây sức ép nhất định lên giá xuất khẩu các mặt hàng nông sản nói chung và sản phẩm chăn nuôi nói riêng", ông Nguyễn Xuân Dương chia sẻ.

Để đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chăn nuôi, ông Nguyễn Xuân Dương cho rằng, các bộ, ngành và các địa phương tiếp tục triển khai thực hiện các biện pháp hỗ trợ khuyến khích đầu tư phát triển chăn nuôi theo chuỗi giá trị với mã định danh quốc gia cùng với truy xuất nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, xây dựng các tổ hợp chăn nuôi quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao với vai trò của doanh nghiệp làm trọng tâm trong liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm. Sản xuất theo chuỗi tuần hoàn, theo hướng hữu cơ truyền thống... Xây dựng thịt lợn, thịt và trứng gia cầm thành sản phẩm quốc gia.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các Bộ Ngoại giao, Bộ Công thương chuẩn bị các nội dung cho việc xử kiện chống bán phá giá sản phẩm ong mật của Việt Nam tại thị trường Hoa Kỳ. Ngoài ra, đánh giá tiềm năng và thực trạng của ngành nuôi yến phù hợp với điều kiện tự nhiên, khả năng đầu tư và thị trường tiêu thụ yến sào. Xây dựng và phát triển yến sào thành sản phẩm quốc gia và phối hợp triển khai các giải pháp thúc đẩy nhanh vấn đề khai thông xuất khẩu chính ngạch sản phẩm tổ yến sang các thị trường tiềm năng, nhất là thị trường Trung Quốc.

Các doanh nghiệp, các cơ sở sản xuất, kinh doanh TACN cần chủ động tìm kiếm và tận dụng tối đa nguồn nguyên liệu TACN trong nước có thể thay thế được nguồn nhập khẩu để chế biến TACN, quản trị tốt nguồn nguyên liệu và giảm tối đa các chi phí sản xuất để hạ giá thành TACN thành phẩm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả