menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Bùi Anh Thơ

Xuất khẩu rau quả 8 tháng năm 2020 giảm 11,3% so với cùng kỳ

Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) cho hay, trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Theo ước tính, xuất khẩu rau quả tháng 8/2020 đạt 280 triệu USD, tăng 25,9% so với tháng 7/2020 và tăng 4,2% so với tháng 8/2019. Trong 8 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả ước đạt 2,26 tỷ USD, giảm 11,3% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu rau quả giảm chủ yếu do xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc giảm. Tháng 7/2020, xuất khẩu rau quả sang thị trường Trung Quốc tiếp tục giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2019, đạt 108,13 triệu USD, giảm 24,2%. Tính chung 7 tháng đầu năm 2020, xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc đạt 1,15 tỷ USD, giảm 28,9% so với cùng kỳ năm 2019.

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc ngày càng khó khăn khi nước này thực hiện nghiêm chế độ quản lý hàng hóa đưa vào tiêu thụ tại các chợ, siêu thị, tăng cường kiểm tra các loại giấy tờ. Các loại giấy tờ phải chứng nhận đạt chuẩn chất lượng, chứng nhận nguồn gốc, xuất xứ, chứng từ mua hàng đối với hàng nông sản dùng làm thực phẩm. Trong khi đó, xuất khẩu rau quả sang thị trường Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản, Đài Loan… tăng so với cùng kỳ năm 2020.

Về mặt hàng, giá trị xuất khẩu trong 7 tháng đầu năm 2020 giảm do giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng giảm, trong đó có thanh long - mặt hàng chiếm thị phần cao nhất (với 34,4% tổng giá trị xuất khẩu) đạt 680,7 triệu USD, giảm 7,7%; chuối đạt 119 triệu USD (chiếm 6%, giảm 9,1%); sầu riêng đạt 59,4 triệu USD (chiếm 3%, giảm 66,3%); vải đạt 35,1 triệu USD (chiếm 1,8%, giảm 22,2%); dưa hấu đạt 34,3 triệu USD (chiếm 1,7%, giảm 37,7%); nhãn đạt 21,2 triệu USD (chiếm 1,1%, giảm 78,5%).

Các thị trường xuất khẩu rau quả khác của Việt Nam tăng trưởng có thể kể đến là Hàn Quốc đạt 94 triệu USD (chiếm 4,7% thị phần, tăng 22,6%); Hoa Kỳ đạt 90 triệu USD (chiếm 4,6%, tăng 7,1%); Thái Lan đạt 88,4 triệu USD (chiếm 4,5%, tăng 215,5%); Nhật Bản đạt 79,2 triệu USD (chiếm 4%, tăng 11,9%); Đài Loan đạt 52,7 triệu USD (chiếm 2,7%, tăng 73,1%).

Từ nay đến cuối năm, xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu tích cực. Cụ thể, xuất khẩu trái cây sang Mỹ có nhiều tín hiệu khả quan sau những nỗ lực đàm phán của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam với Bộ Nông nghiệp Mỹ, Cơ quan Kiểm dịch động thực vật Mỹ (APHIS) đã tiếp tục cử chuyên gia thực hiện giám sát xử lý hoa quả tươi xuất khẩu sang thị trường này, sau những gián đoạn do tình hình diễn biến phức tạp của dịch bệnh Covid-19.

Ngoài thị trường Trung Quốc, xuất khẩu trái cây có nhiều tín hiệu khả quan khi nhiều chủng loại quả của Việt Nam được thúc đẩy xuất khẩu sang các thị trường có yêu cầu cao về chất lượng sản phẩm như: 20 tấn thanh long ruột đỏ của tỉnh Sơn La được xuất khẩu sang Nhật Bản; 7 tấn sầu riêng đông lạnh được xuất khẩu vào Úc, 10 tấn thanh long ruột đỏ được xuất khẩu sang Nga,…

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại