Xuất khẩu lạm phát
Lạm phát tháng 5 của Mỹ chạm mốc 8.6%, lần cuối cùng lạm phát vượt trên 8% là từ năm 1978-198x, vậy điều này ảnh hưởng đến chúng ta như thế nào?
FED nhiều khả năng sẽ phải tăng lãi suất lên mức 0.75 so với mức 0.5 dự kiến trong kỳ họp tới, qua đó thắt chặt chính sách tiền tệ để giảm lạm phát. Điều này khiến cho đồng USD mạnh lên, gây áp lực cho dòng tiền rút khỏi các thị trường chưa phát triển như Việt Nam. Bên cạnh đó, việc tăng lãi suất sẽ làm hạ nhiệt các hoạt động kinh tế, trong thế giới phẳng như hiện tại, một đồng chi tiêu sẽ là một đồng thu nhập của người khác. Do đó, tiềm ẩn rủi ro kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái (Việt Nam cũng là một phần trong đó).
Điều thứ hai ảnh hưởng đến Việt nam chính là việc lạm phát Việt Nam sớm hay muộn cũng sẽ tăng. Chỉ số CPI của Việt Nam có thể giờ vẫn chưa tăng ngay do trọng số cấu thành khác nhau, nhưng có lẽ mỗi chúng ta cũng có thể cảm nhận được giá cả đang tăng lên (xăng dầu, thịt gà, thịt vịt, dịch vụ, vv)- trong thực phẩm hiện tại trọng số lớn nhất là giá lợn chưa tăng làm lag chỉ số. Điều thứ 2 là chi phí tăng này đang được các doanh nghiệp chịu -chưa đẩy vào giá cho người tiêu dung cuối. Nhưng sớm hay muộn, nếu chi phí tiếp tục tăng thì CPI tăng là điều khó tránh khỏi. Điều này khiến cho chính phủ khó lòng duy trì chính sách lãi suất thấp trong tương lai.
Vậy vì sao mà lạm phát ở tận nước Mỹ xa xôi lại ảnh hưởng đến mình như thế? Để trả lời được câu hỏi này chúng ta tìm hiểu rằng Mỹ đã xuất khẩu lạm phát cho khắp thế giới như thế nào?
Để tránh việc kinh tế của mình bị suy thoái, nước Mỹ đã bơm rất nhiều tiền, trên chi phí của các nước khác. Trong 2 năm vừa qua, bảng cân đối kế toán của FED đã tăng gấp đôi từ 4k tỷ USD lên 8k tỷ USD. Cung tiền tăng trong 2 năm vừa qua còn lớn hơn tổng tăng cung tiền trong suốt 10 năm trước đó. Với các nước khác. Với việc đồng dollar có vị thế lớn nhất trên thế giới, các nguyên vật liệu, nông sản, vv đều được giao dịch bằng dollar, quy ước giao dịch dầu cũng là theo dollar (petro – dollar). Những nguyên vật liệu này là đầu vào cho sản xuất của các nước khác, nên khi nguyên vật liệu tăng giá, các nước khác cũng bị lạm phát chi phí (cost pull inflation) theo Mỹ. Cả thế giới phải gánh chịu lạm phát chung với Mỹ chứ không phải mỗi người dân và doanh nghiệp Mỹ.
Nước Mỹ luôn tìm mọi cách để duy trì vị trí độc tôn của đồng dollar, mọi thứ có thể làm suy yếu vị thế đó đều được nước Mỹ xử lý đẹp, các hình thức hàng đổi hàng, Iraq, Lybia muốn giao dịch dầu không qua dollar đều nhận được trái đắng.
Đồng Dollar Mỹ vẫn đang giữ được vị trí độc tôn, nhưng tương lai xa thì vị thế đó có được duy trì nữa không thì lại là 1 câu hỏi lớn. Bản thân các nước như Trung Quốc cũng đang rất muốn phá vỡ vị thế này. Sau bao nhiêu năm sản xuất và xuất khẩu, TQ tích lũy được tài sản – chính là dự trữ ngoại tệ -usd (hiện Trung Quốc đang là chủ nợ lớn nhất của trái phiếu chính phủ Mỹ). Không một chủ nợ nào thích việc con nợ in tiền vô tội vạ, làm mất giá tiền tệ, giảm giá trị gốc nợ mình cho nó vay cả. Thêm một điều nữa là chắc chắn Trung Quốc không muốn khoản tiết kiệm của mình tự nhiên 1 ngày đẹp trời bị freezing như Nga cả.
Trung Quốc đang có động thái giảm dần sở hữu trái phiếu chính phủ Mỹ, điều này sẽ gây áp lực lên yield. Điều này cộng với lạm phát cao chắc sẽ khó có thể quay lại kỷ nguyên tiền rẻ trong thời gian gần.
Bài 2: Đầu tư cổ phiếu như thế nào trong thời kỳ lạm phát.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận