24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngọc Bảo
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xuất khẩu gạo: Chính sách nào phù hợp?

Luật sư Lương Văn Chương, Đoàn Luật sư TP HCM khẳng định, cần có cơ chế siết chặt hơn về quy định đấu thầu để đảm bảo mức dự thầu cao hơn hoặc thêm chế tài xử lý với các trường hợp bỏ thầu.

-Ông đánh giá như thế nào về công tác điều hành xuất khẩu gạo của Việt Nam trong thời gian qua?

Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 như hiện nay, không chỉ Việt Nam mà các quốc gia trên thế giới đều đang rất cần lương thực, thực phẩm, đặc biệt là gạo.

Trước tình hình như vậy, Thủ tướng đã ra chủ trương yêu cầu các Bộ, ban ngành phải phối hợp tiến hành rà soát, đánh giá lượng lúa trong nước và dự trữ lưu thông, tính toán kỹ lưỡng các vấn đề liên quan khác để làm sao vừa đảm bảo lương thực dự trữ trong nước vừa có thể đảm bảo lưu thông hàng hoá xuất khẩu cho các thương nhân theo quy định pháp luật.

Hưởng ứng nghiêm túc kế hoạch của Chính phủ, các bộ đã tiến hành làm việc cùng nhau và các doanh nghiệp để đánh giá tình hình, tính toán hợp lý lượng cung - cầu.

Quy trình hiện nay trong điều hành xuất khẩu gạo được xác định theo quy định của Luật Quản lý ngoại thương và Nghị định 107/2018/NĐ-CP, trên cơ sở có ý kiến của Thủ tướng, Bộ Công Thương sẽ công bố hạn ngạch này.

Tiếp theo đó, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Tài chính, mà trực tiếp là Tổng cục Hải quan, tổ chức quản lý, kiểm tra thực hiện hạn ngạch xuất khẩu bảo đảm nguyên tắc: Công khai, minh bạch, dễ thực hiện, dễ hiểu và dễ giám sát để cho các cơ quan liên quan, doanh nghiệp có thể nắm bắt và thực hiện.

Tuy nhiên, quá trình điều hành xuất khẩu gạo vừa qua có nhiều vấn đề cần phải khắc phục. Cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu gạo phản ánh việc đăng ký tờ khai xuất hiện một số bất cập khi không được thông báo về thời gian bắt đầu tiếp nhận tờ khai hoặc không tiếp cận được hệ thống; có trường hợp đăng ký được nhưng sau đó lại bị mất tờ khai trên hệ thống, …

Đây là nguyên nhân chính khiến dư luận, báo chí, doanh nghiệp phản ánh gay gắt.

Xuất khẩu gạo: Chính sách nào phù hợp?

Luật sư Lương Văn Chương, Đoàn Luật sư Thành phố Hồ Chí Minh.

-Thời gian qua, đã có những doanh nghiệp trúng thầu nhưng lại sẵn sàng bỏ thầu để xuất khẩu thay vì ký kết hợp đồng bán cho Cục dự trữ Nhà nước. Từ góc nhìn pháp lý, ông đánh giá vấn đề này như thế nào?

Trong thời gian qua, theo thống kê tính đến ngày 17/4, đã có 28 doanh nghiệp đã trúng thầu cung cấp gạo dự trữ quốc gia. Tuy nhiên, chỉ có 2 doanh nghiệp ký hợp đồng toàn bộ số lượng đã trúng thầu là 7.700 tấn. Trong khi 24 doanh nghiệp khác từ chối thương thảo hợp đồng hoặc từ chối ký hợp đồng với số lượng 172.100 tấn, 2 doanh nghiêp ký kết cung cấp một phần số lượng đã ký.

Điều 19 Nghị định 63/2014/NĐ-CP về thi hành một số điều của Luật Đấu thầu quy định về thương thảo hợp đồng sau khi trúng thầu như sau: “Nhà thầu xếp hạng thứ nhất được mời đến thương thảo hợp đồng. Trường hợp nhà thầu được mời đến thương thảo hợp đồng nhưng không đến thương thảo hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì nhà thầu sẽ không được nhận lại bảo đảm dự thầu...Trường hợp thương thảo không thành công, bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định mời nhà thầu xếp hạng tiếp theo vào thương thảo; trường hợp thương thảo với các nhà thầu xếp hạng tiếp theo không thành công thì bên mời thầu báo cáo chủ đầu tư xem xét, quyết định hủy thầu theo quy định tại Khoản 1 Điều 17 của Luật Đấu thầu”.

Có thể thấy trong trường hợp này đơn vị đã trúng thầu nhưng không đến thương thảo hợp đồng hoặc từ chối thương thảo hợp đồng thì sẽ mất tiền bảo đảm dự thầu đã nộp. Như vậy, các doanh nghiệp trúng thầu nhưng lại bỏ thầu thì sẽ không được nhận lại tiền bảo đảm dự thầu.

Cơ quan nhà nước có thẩm quyền cũng cần làm rõ nguyên nhân vì sao doanh nghiệp đã trúng thầu nhưng không ký hợp đồng không cung cấp gạo để dự trữ? Vì mục tiêu hiện nay là phải bảo đảm không ảnh hưởng đến an ninh lương thực, tuyệt đối không để xảy ra thiếu gạo cho người dân. Đồng thời, bảo đảm mục tiêu phát triển sản xuất, thúc đẩy xuất khẩu, hài hoà lợi ích quyền lợi của Nhà nước, doanh nghiệp và người dân.

-Vậy, theo ông, Việt Nam nên giải bài toán xuất khẩu gạo như thế nào đểcó thểvừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia nhưng cũng đảm bảo lợi ích của doanh nghiệp và quyền lợi người tiêu dùng?

Trước tiên, cần phải nhìn nhận lại nguyên nhân thì mới đưa ra được giải pháp xác đáng. Nếu lý do phần lớn các doanh nghiệp bỏ thầu để xuất khẩu gạo được đưa ra chủ yếu vì giá cạnh tranh, giá tiền thu mua gạo của Nhà nước còn thấp hơn nhiều so với giá xuất khẩu. Vậy nên Nhà nước nên xem xét và điều chỉnh mức giá cho hợp lý để doanh nghiệp dự thầu với tâm lý thoải mái nhất.

Việc 24/28 doanh nghiệp tham gia nhưng lại bỏ thầu như trên có thể dẫn đến hủy thầu để tổ chức đấu thầu lại, gây tốn kém, lãng phí tiền của của Nhà nước. Cần có cơ chế siết chắt hơn về quy định đấu thầu để đảm bảo mức dự thầu cao hơn hoặc thêm chế tài xử lý với các trường hợp bỏ thầu vì một số lý do đặc biệt.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả