24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phương Lan Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xuất khẩu dệt may đạt kết quả tích cực 6 tháng đầu năm 2022

Xuất khẩu dệt may 6 tháng đầu năm 2022 ước đạt khoảng 22 tỷ USD, tăng trưởng 23% so với cùng kỳ. Đây là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua giai đoạn khó khăn do dịch Covid-19. Đây là con số ấn tượng đối với ngành dệt may trong bối cảnh vừa trải qua gia đoạn khó khăn do dịch COVID-19 kéo dài.

Hoạt động sản xuất kinh doanh quý 1-2022 của Tập đoàn Dệt may Việt Nam có kết quả tốt nhất trong khoảng 10 năm trở lại đây.

Các khách hàng ở thị trường Mỹ, EU có tốc độ phục hồi nhanh chóng, nhờ đó số lượng đặt hàng tăng 20-30% so với cùng kỳ năm 2021, thậm chí một số khách hàng có đơn đặt tăng hơn trước thời điểm dịch COVID-19.

Nhận định về tình hình thị trường trong quý 2 và những tháng cuối năm, lãnh đạo Vinatex cho biết, nếu xung đột Nga – Ukaine còn căng thẳng, lạm phát, chi phí logistics còn leo thang, thị trường sẽ có nhiều diễn biến khó lường.

Cập nhật thông tin ngành dệt may:

1. Xuất khẩu trên đà tăng trưởng mạnh mẽ

Các thương hiệu thời trang lớn đang đẩy mạnh đặt hàng khi tâm lý người tiêu dùng hồi phục tại thị trường Hoa Kỳ và châu Âu. Trong 1Q22, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã chứng kiến mức tăng trưởng ấn tượng 20.4% n/n lên 8.68 tỷ USD. Xuất khẩu xơ sợi cũng tăng trưởng mạnh lên 1.45 tỷ USD, +18.9% n/n. Hoa Kỳ tiếp tục là nhà nhập khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam trong 1Q22 với 4.36 tỷ USD trị giá nhập khẩu, +24.2% n/n. Trong khi đó, Trung Quốc duy trì thị phần nhập khẩu số một của ngành sợi Việt Nam với 703 triệu USD hàng nhập, +6.1% n/n. Tiêu thụ hàng may mặc tại các thị trường nhập khẩu chính dự kiến sẽ tiếp tục tăng trưởng trong bối cảnh các nền kinh tế này mở cửa trở lại cùng với sự phát triển mạnh mẽ của mua sắm trực tuyến.

2. Khởi động sản xuất cho mùa Thu - Đông;

Giai đoạn cao điểm bắt đầu Quý 2 là giai đoạn cao điểm khi các doanh nghiệp bắt đầu sản xuất đơn hàng chuẩn bị cho mùa Thu - Đông. Hàng tồn kho tăng 24.5% n/n vào cuối 1Q22 tại các công ty may mặc cho thấy tình trạng đặt hàng tích cực từ phía khách hàng. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam trong tháng 4 năm 2022 hồi phục với mức tăng trưởng 28.4% n/n và 3.6% t/t, đạt 3.1 tỷ USD. Giá trị xuất khẩu xơ sợi của Việt Nam trong tháng 4 ghi nhận 487 triệu USD, tăng 5.0% n/n nhưng giảm 8.1% t/t. Doanh thu có thể tăng trưởng mạnh mẽ trong 2Q22F đối với mảng may mặc nhờ việc gia tăng đơn hàng dự trữ từ khách hàng và sự phục hồi công suất nhanh chóng của các nhà máy.

3. Công suất nhà mày dần trở lại mức bình thường

Khách hàng đang tích cực gia tăng đơn hàng khi doanh số bán hàng phục hồi. Cùng với đó, người lao động dần trở lại nhà máy sau khi các chính sách chống dịch được nới lỏng. Các yếu tố này giúp doanh thu của các doanh nghiệp dệt may, đặc biệt là các doanh nghiệp OEM tăng trưởng tốt trong 1Q22. Theo ước tính của chúng tôi, tổng doanh thu trong 1Q22 của các công ty may và công ty sợi niêm yết tăng lần lượt là 32.6%/22.6% n/n trong khi LNST tăng lần lượt 71.7%/22.8% n/n. Các công ty tăng trưởng tốt nhất bao gồm VGG (+550% n/n), HTG (+247.6% n/n) và VGT (+102% n/n). Sau khi lợi nhuận bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2021, hoạt động sản xuất đã hồi phục trở lại vào 1Q22 và công suất nhà máy dần được tối ưu để bù đắp cho chi phí cố định.

MỘT SỐ DOANH NGHIỆP TIÊU BIỂU NGÀNH DỆT MAY:

Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG (HNX)

1.Động lực tăng trưởng năm 2022

Tiêu thụ tại TT Mỹ và EU tiếp tục phục hồi:

Tăng trưởng bán lẻ thời trang tại Mỹ và EU tiếp tục phục hồi. Cụthể, tăng trưởng trung bình Q1 2022 ở Mỹđạt 17.5% CK và tăng trưởng tại EU trong T1 2022 đạt mức 13% CK. Dự báo tăng trưởng GDP ở Mỹ và EU tiếp tục ở mức cao, lần lượt 3.7% và 4.2%, chúng tôi kỳ vọng tiêu thụ hàng may mặc tại hai TT này duy trì sự phục hồi tốt.

Nguồn thu từ mảng bất động sản:

Tính đến cuối 2021, TNG đã ghi nhận 514.5 tỷ VND đầu tư vào KCN Sơn Cẩm 1 (tổng số vốn đầu tư ước tính 520 tỷ VND). Công ty cho biết đã hoàn thành khoảng 50% tiến độ giải phóng mặt bằng và đã thực hiện xây dựng cơ sở hạ tầng trên khu đất đã hoàn tất giải phóng. Vì vậy, chúng tôi kỳ vọng dự án có thể hoàn thành và đem về nguồn thu đột biến cho TNG trong tương lai.

Các yếu tố rủi ro chính:

Nguy cơ khủng hoảng chuỗi cung ứng vì phong tỏa ở Trung Quốc: Việc Trung Quốc kiên trì các biện pháp phong tỏa đã ảnh hưởng mạnh đến hoạt động cảng và vận tải biển toàn thế giới; có khả năng dẫn đến sự chậm trễ trong việc đáp ứng đơn hàng và gia tăng chi phí logistics.

Dự phóng và định giá

Trong năm 2022, chúng tôi dự phóng doanh thu và LNST của TNG ở mức lần lượt 5,940 tỷ VND (+9.1% CK) và 242 tỷ VND (+4.2% CK) (điều chỉnh với dự phóng DT và LNST trước đó lần lượt là 6,413 tỷ VND và 300.6 tỷ VND). Một số CTCK xác định mức giá hợp lý của cổ phiếu TNG là 38,500 VND/cổ phiếu.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Phương Lan Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả