24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Nguyễn Tiến Hoàng
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xuất khẩu dệt may có thể chỉ đạt 32-33 tỉ USD, lo mất đơn hàng vì đứt gẫy nguồn cung

Nếu tình hình dịch được kiểm soát vào cuối tháng 8-2021 và doanh nghiệp trở lại sản xuất bình thường, thì khả năng kim ngạch xuất khẩu năm nay có thể cũng chỉ đạt được từ 32-33 tỉ USD.

Trả lời báo chí ngày 2-8, ông Vũ Đức Giang - chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) - đã dự báo kết quả xuất khẩu của ngành dệt may và cho rằng đây là mức thấp hơn so với mục tiêu xuất khẩu đưa ra ban đầu là khoảng 39-39,5 tỉ USD, mặc dù trong 6 tháng đầu năm kim ngạch đã đạt gần 19 tỉ USD.

"Khả năng nếu dịch bệnh còn tiếp tục thì không biết chuyện gì sẽ xảy ra. Chúng ta không còn có khả năng để giữ khách hàng tại Việt Nam. Nhãn hàng tiếp tục nhìn thấy thị trường Việt Nam không ổn định, họ sẽ chuyển đi" - ông Giang nói thực tế này sẽ gây ảnh hưởng đến kế hoạch sản xuất kinh doanh trung hạn, đặt ra thách thức cực kỳ lớn cho ngành.

Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng đối mặt với thách thức lớn khi người lao động ở các địa phương đang ồ ạt rời khỏi các trung tâm sản xuất lớn ở phía Nam như TPHCM, Bình Dương, Đồng Nai… về các tỉnh miền Tây Nam Bộ, Đông Nam Bộ, Trung Nam Bộ để tránh dịch.

Chủ tịch của VITAS nhận định, trường hợp nếu người lao động quay trở lại, thì dự kiến số lao động chỉ đạt được khoảng 60-65%, nên nguy cơ thiếu nguồn lực, rất thách thức cho tháng 8-2021 và quý 3 năm nay.

"Chính phủ sớm đưa ra giải pháp vắc xin tiêm cho người lao động các ngành công nghiệp như dệt may, da giày, gỗ, thuỷ sản để các ngành này góp tỷ trọng xuất khẩu rất lớn, tiêm vắc xin để người lao động và gia đình người lao động yên tâm" - ông Giang kiến nghị.

Theo ông, hiện nay tỉ lệ tiêm vắc xin của ngành dệt may Việt Nam còn rất thấp. Bởi trên cơ sở số lượng vắc xin được Chính phủ phân bổ, các địa phương sẽ triển khai tiêm cho các đối tượng theo thứ tự ưu tiên, nên sẽ tùy địa bàn triển khai tiêm cho công nhân, người lao động tùy vào mức độ ưu tiên.

Đơn cử như tại TP.HCM, ông Giang cho hay trong tuần vừa rồi công nhân tại nhiều doanh nghiệp dệt may đã được tiêm vắc xin, song 18 tỉnh thành phía Nam khác thì tỉ lệ tiêm vắc xin cho công nhân ngành may rất thấp. Trong khi đó, trọng tâm sản xuất của ngành dệt may chủ yếu nằm ở các tỉnh miền Tây, Đông Nam bộ, nên nguy cơ rất lớn.

"Trong bối cảnh cấp bách hiện nay Chính phủ cần đánh giá tình hình thực trạng các ngành công nghiệp, trong đó có ngành công nghiệp dệt may ở các địa phương để có chính sách phân bổ vắc xin cho phù hợp.

Các địa phương cũng quan tâm tiêm cho các người lao động trong các nhà máy các khu công nghiệp" - ông Giang thông tin thêm là từ khu vực miền Trung Nam bộ chiếm tới 62% tổng kim ngạch xuất khẩu cả ngành nên cần được ưu tiên tiêm vắc xin sớm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả