Xuất khẩu dầu thô của Nga sang Brazil đạt mức cao nhất trong 13 năm
Các nhà sản xuất dầu của Nga đã xuất khẩu 84.400 tấn dầu thô sang Brazil vào tháng trước, đánh dấu khối lượng vận chuyển cao nhất từ Nga sang nước này kể từ tháng 6/2010, khi quốc gia Nam Mỹ này mua 117.800 tấn, RIA Novosti đưa tin hôm Chủ nhật, trích dẫn dữ liệu hải quan Brazil.
Về mặt tiền tệ, xuất khẩu dầu thô sang Brazil trong tháng 9, lô hàng đầu tiên sau 2 năm tạm dừng, đạt tổng trị giá 48 triệu USD. Vào tháng 8/2021, các nhà máy lọc dầu của Brazil đã nhập khẩu 42.100 tấn dầu thô từ Nga, trị giá 16,6 triệu USD.
Đồng thời, nhập khẩu các sản phẩm dầu mỏ từ Nga của Brazil giảm 22% so với tháng trước xuống còn 717.300 tấn, trong khi giá trị các lô hàng giảm 13% xuống còn 593,8 triệu USD.
Sự sụt giảm này xảy ra trong bối cảnh Moscow có động thái mới nhất nhằm tạm thời hạn chế một số hoạt động xuất khẩu nhiên liệu nhất định nhằm ổn định thị trường nội địa.
Nga đã đa dạng hóa thị trường xuất khẩu năng lượng của nước này trong vài năm qua trong bối cảnh các lệnh trừng phạt của phương Tây được đưa ra nhằm vào Moscow do tranh chấp kéo dài với Ukraine leo thang vào năm 2022.
Brazil cùng với Ấn Độ và Trung Quốc đã nổi lên là một trong những nước mua dầu thô tích cực của Nga sau khi Liên minh châu Âu tham gia lệnh cấm vận dầu mỏ của Nga vào tháng 2. Tuy nhiên, không giống như các đối tác của Nga ở châu Á, Brazil là nước sản xuất và xuất khẩu dầu lớn, thỉnh thoảng mua dầu thô để đáp ứng nhu cầu lọc dầu trong nước.
EU, các quốc gia G7 và Australia đã đưa ra mức giá trần 60 USD/thùng đối với dầu thô của Nga vận chuyển bằng đường biển. Biện pháp này cấm các công ty phương Tây cung cấp bảo hiểm và các dịch vụ khác những các chuyến hàng dầu thô của Nga, trừ khi hàng hóa được mua bằng hoặc thấp hơn mức giá quy định trên. Cơ chế này nhằm mục đích buộc Nga tiếp tục xuất khẩu khối lượng lớn dầu để ngăn giá toàn cầu tăng vọt, nhưng cũng để giảm doanh thu mà Moscow thu được từ việc bán dầu thô.
Hồi tháng 4, Phó Thủ tướng Nga Alexander Novak cho biết, Moscow đã chuyển hướng sang thị trường châu Á gần 20% lượng dầu trước đây được cung cấp cho EU.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận