menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hà Quang Minh

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh 16% giữa lúc thương chiến với Mỹ

Trung Quốc – quốc gia xử lý và cung ứng đất hiếm lớn nhất thế giới – đã giảm bớt lượng xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2019, giữa lúc xuất hiện lời kêu gọi sử dụng dự trữ đất hiếm của quốc gia như là một động thái đáp trả lại Mỹ trong cuộc chiến thương mại hiện tại.

Trong tháng 5/2019, tổng giá trị xuất khẩu đất hiếm giảm 16% so với tháng trước và xuống mức 3,640 tấn, dựa trên số liệu từ Tổng Cục Hải quan Trung Quốc (GAC). Hoạt động xuất khẩu đất hiếm ra nước ngoài trong 5 tháng đầu năm 2019 giảm 7.2% xuống 19,265 tấn so với cùng kỳ năm trước.

Xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc giảm mạnh 16% giữa lúc thương chiến với Mỹ

Đà giảm trên có thể ám chỉ tới việc Trung Quốc sử dụng đất hiếm như là đòn bẩy trong cuộc đàm phán thương mại với Mỹ, quốc gia nhập khẩu đất hiếm nhiều nhất trên thế giới. Mỹ đang là quốc gia nhập khẩu đất hiếm đã qua xử lý lớn nhất thế giới, trong đó 59% lượng nhập khẩu đất hiếm (trị giá 92 triệu USD) đến từ Trung Quốc, dựa trên dữ liệu từ Ủy ban Thương mại Quốc tế Mỹ (USITC).

“Trung Quốc vẫn nên mang thái độ cởi mở về căng thẳng thương mại, đối xử với các thỏa thuận thương mại và các công ty nước ngoài một cách thân thiện”, Qiao Yide, Phó Chủ tịch của Cơ quan Nghiên cứu Phát triển Thượng Hải (SDRF) – một tổ chức phi lợi nhuận được thiết lập với mục đích thúc đẩy nghiên cứu về các vấn đề phát triển, cho hay. “Ngay cả khi hai bên không thể tiến tới thỏa thuận thương mại trong tương lai, Trung Quốc nên cải cách thị trường để nó trở nên công bằng và minh bạch trên hệ thống thương mại toàn cầu”.

Đất hiếm là 17 nguyên tố trong bảng tuần hoàn với các tên như europium và ytterbium có tính chất hóa học và vật lý tương tự nhau. Mặc dù có nhiều trong lớp vỏ trái đất như các kim loại khác, nhưng các nguyên tố này rất hiếm vì chúng luôn tồn tại trong tự nhiên dưới dạng hợp chất và oxit, khiến chúng cực kỳ tốn kém và gây ô nhiễm môi trường để tinh chế và chiết xuất với số lượng có thể bán được.

Chúng được sử dụng để cung cấp chất đánh bóng chính xác cho màn hình phẳng, loại bỏ tạp chất trong hoạt động sản xuất thép và để tạo ra vật liệu được sử dụng trong đèn sợi đốt và đèn LED. Một số loại đất hiếm thậm chí được sử dụng làm chất màu trong gốm sứ. Một loại đất hiếm thường được sử dụng là neodymium, được tìm thấy trong nam châm vĩnh cửu trong động cơ, bộ khuếch đại thu nhỏ và loa.

Trung Quốc đã thống trị ngành đất hiếm kể từ thập niên 80, chiếm tới 70% sản lượng đất hiếm khai thác trên toàn thế giới trong năm 2018 và đóng vai trò là nhà xử lý đất hiếm chính, theo Khảo sát Địa chất của Mỹ.

Mỹ từng thống trị ngành này, đóng vai trò là nhà khai thác hàng đầu thế giới cho tới thập niên 80, khi họ bị Trung Quốc vượt mặt, theo dữ liệu từ Khảo sát Địa chất Mỹ. Chi phí lao động thấp hơn và tiêu chuẩn môi trường dễ chịu hơn là hai trong những lý do tại sao Trung Quốc dần thống trị ngành này.

Khi Trung Quốc muốn tìm cách đáp trả lại Mỹ trong một cuộc chiến thương mại leo thang nhanh chóng, một mục tiêu tiềm năng là đất hiếm – nhất là đối với lĩnh vực công nghệ.

Khi căng thẳng thương mại leo thang, các chuyên viên phân tích tự hỏi liệu Bắc Kinh có thể sử dụng tới sự thống trị về đất hiếm của họ như là động thái kiểm tra về lời đe dọa áp thuế lên toàn bộ hàng hóa Trung Quốc của Tổng thống Mỹ Donald Trump hay không.

Sự thống trị của Trung Quốc trên thị trường đất hiếm đang khiến các công ty và nhà hoạch định chính sách, nhất là khi Trung Quốc đã từng sử dụng đất hiếm như là vũ khí trong quá khứ.

Trong đợt xung đột ngoại giao trong năm 2010, Trung Quốc có lúc hạn chế xuất khẩu đất hiếm tới Nhật Bản sau khi một tàu đánh cá Trung Quốc đã va chạm với tàu tuần tra của Nhật Bản gần một hòn đảo đang tranh chấp. Trung Quốc đã làm như vậy mà không công khai thừa nhận về lệnh hạn chế xuất khẩu.

Cùng năm đó, Bắc Kinh cũng đặt ra hạn ngạch, giấy phép và thuế đối với đất hiếm khi toàn thế giới sử dụng đất hiếm trong lĩnh vực năng lượng sạch và công nghệ quốc phòng ngày càng nhiều. Trung Quốc đã bỏ lệnh giới hạn trong năm 2014 sau khi Mỹ, Nhật Bản và các thành viên của Liên minh châu Âu (EU) phàn nàn với Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả