Xử vụ Gang thép Thái Nguyên: Nhà thầu "dứt áo" chủ đầu tư vẫn "lụy tình"
Bị cáo Mai Văn Tinh biết việc nhà thầu vi phạm. Mặc dù biết nhà thầu Trung Quốc sớm "dứt áo" ra đi, dự án Gang thép Thái Nguyên đắp chiếu, gây thất thoát hơn 830 tỉ đồng, song chủ đầu tư vẫn muốn làm ăn với họ.
Sáng 13.4, TAND TP Hà Nội, ngày thứ xét xử vụ án sai phạm xảy ra tại Công ty CP Gang thép Thái Nguyên (TISCO)... toà tiếp tục với phần xét hỏi.
Theo tài liệu truy tố, năm 2007, TISCO ký với Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp, xây dựng) trị giá 160 triệu USD để xây dựng nhà máy luyện phôi thép thuộc dự án mở rộng sản xuất.
EPC là hợp đồng không đổi giá trị. Tuy nhiên, sau đó, MCC yêu cầu tăng giá và được các bị cáo tại TISCO cũng như Tổng Công ty Thép Việt Nam (VNS) chấp thuận.
Ngoài ra, các lãnh đạo, cán bộ tại TISCO cũng như VNS còn chọn Tổng Công ty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C (xây lắp) trong hợp đồng EPC.
VINAINCON không đủ năng lực thi công nên năm 2011 phải tạm dừng, hoàn trả TISCO các hạng mục chưa hoàn thành. Cơ quan truy tố đánh giá, các hành vi này khiến dự án của TISCO kéo dài thời gian, gây thiệt hại 830 tỉ đồng là tiền lãi TISCO phải trả các ngân hàng VDB và Vietinbank.
Trước toà, bị cáo Mai Văn Tinh (cựu Chủ tịch HĐQT VNS) cho biết, có biết việc MCC vi phạm. Song, ông Tinh phủ nhận việc TISCO báo cáo việc huỷ hợp đồng với MCC, thu hồi tiền tạm ứng.
Thời điểm đó, bị cáo khi đó đã tập trung tìm giải pháp tháo gỡ. Xin trên tổng công ty, tổng công ty không có quyền thì xin cấp trên.
Bị cáo thừa nhận có nhận tờ trình của Đậu Văn Hùng (cựu Tổng giám đốc VNS) đề nghị điều chỉnh cơ cấu thêm 15,57 triệu USD, giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ.
Bị cáo nói: Tại thời điểm đó không nhận thức được, tâm nguyện là làm sao cho dự án nhanh chóng đi vào sản xuất, mong cho hoàn chỉnh chứ không có ý gì khác. Giờ thấy thất thoát, có trách nhiệm. Bị cáo là người đứng đầu nên chịu trách nhiệm và do toà phán quyết.
Trước toà, đại diện ủy quyền Bộ Công Thương khi trả lời về hợp đồng EPC ký giữa TISCO và MCC, cho hay, căn cứ vào báo cáo của VNS, TISCO, Bộ Công Thương tổng hợp để trình lên Chính phủ.
“Căn cứ vào đâu Bộ Công Thương giới thiệu VINAINCON làm nhà thầu phụ hợp đồng”? - chủ tọa hỏi. Đại diện Bộ Công Thương cho biết không nắm chi tiết. Những người ký hồ sơ liên quan đã nghỉ hưu. Thứ trưởng Lê Dương Quang đã nghỉ hưu từ năm 2014. Về hậu quả dự án, Bộ không có ý kiến gì.
Vẫn muốn MCC tiếp tục thực hiện dự án
Còn theo đại diện của TISCO, công ty đang đàm phán yêu cầu MCC triển khai hợp đồng. Số tiền 830 tỉ đồng là thiệt hại thực tế mà công ty phải trả cho Vietinbank và VDB.
“Nhưng với 830 tỉ đồng chưa phải là thiệt hại thực tế của TISCO. TISCO đề nghị xem xét lại khoản tiền này”, đại diện TISCO cho biết thêm.
Dự án Gang thép Thái Nguyên giai đoạn 2 có tổng mức đầu tư là hơn 3.800 tỷ đồng và các sai phạm xảy ra tại gói thầu dây chuyền luyện kim Lưu Xá.
Cáo buộc cho rằng, khi thực hiện hợp đồng EPC, nhà thầu MCC vi phạm tiến độ thi công, chưa hoàn thành thiết kế các hạng mục, không đặt hàng chế tạo máy móc thiết bị, không triển khai thi công mà rút hết người về nước. Mặc dù vi phạm hợp đồng nhưng MCC vẫn yêu cầu tăng giá hợp đồng.
Các bị cáo Trần Trọng Mừng, Tổng giám đốc TISCO chủ đầu tư và Mai Văn Tinh, Chủ tịch HĐQT VNS - cấp quyết định đầu tư đã không xem xét chỉ đạo dừng, chấm dứt hợp đồng.
Các bị cáo tiếp tục chỉ đạo để TISCO tách phần C của hợp đồng, ký hợp đồng thầu phụ với VINAINCON theo đơn giá. TISCO trực tiếp nghiệm thu thanh toán cho các nhà thầu phụ, tự chịu mọi rủi ro, làm phá vỡ nguyên tắc hợp đồng trọn gói EPC.
Sai phạm trên dẫn đến hậu quả dự án bị kéo dài, đội vốn và gây thất thoát cho nhà nước số tiền 830 tỉ đồng (số tiền lãi mà TISCO đã trả cho 2 ngân hàng).
Trước toà, bị cáo Trần Văn Khâm (cựu Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc TISCO) cho biết, suy thoái kinh tế năm 2008 tác động rất lớn đến doanh nghiệp và các dự án, đặc biệt là biến động nguyên vật liệu xây dựng. Bị cáo nhận nhiệm vụ từ ngày 1.7.2009. Tất cả việc đàm phán, đề nghị, những chủ trương tháo gỡ khó khăn đã được các cấp và những người tiền nhiệm của bị cáo thực hiện.
“Tôi không trốn trách nhiệm”, bị cáo nói thêm.
Tập đoàn luyện kim Trung Quốc MCC bị cho có vi phạm dẫn tới dự án của Gang thép Thái Nguyên khởi công năm 2007 đến nay chưa hoàn thành. Tuy nhiên, MCC vẫn đang được yêu cầu tiếp tục thực hiện hợp đồng. Cty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) được xác định là nguyên đơn dân sự trong vụ án thất thoát 830 tỷ đồng tại dự án mở rộng sản xuất giai đoạn 2 của chính doanh nghiệp này. Tài liệu tố tụng thể hiện, năm 2007, TISCO ký với Tập đoàn Khoa học công nghệ luyện kim Trung Quốc (MCC) hợp đồng EPC (thiết kế, cung cấp, xây dựng) trị giá 160 triệu USD để xây dựng nhà máy luyện phôi thép thuộc dự án mở rộng sản xuất. EPC là hợp đồng không đổi giá trị nhưng sau đó, MCC yêu cầu tăng giá và được các bị cáo tại TISCO cũng như Tổng Cty Thép Việt Nam (VNS) chấp thuận. Ngoài ra, các lãnh đạo, cán bộ tại TISCO cũng như VNS còn chọn Tổng Cty xây dựng Công nghiệp Việt Nam (VINAINCON) làm nhà thầu phụ thực hiện phần C (xây lắp) trong hợp đồng EPC. VINAINCON không đủ năng lực thi công nên năm 2011 phải tạm dừng, hoàn trả TISCO các hạng mục chưa hoàn thành. Cơ quan truy tố đánh giá, các hành vi này khiến dự án của TISCO kéo dài thời gian, gây thiệt hại 830 tỷ đồng là tiền lãi TISCO phải trả các ngân hàng VDB và Viettinbank. |
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận