Xử lý vi phạm đất rừng Sóc Sơn: Cưỡng chế kiểu nửa vời?
Sau cưỡng chế, nhiều công trình chỉ tháo dỡ 1 phần nhỏ như tầng 2, mái tôn, hàng rào sân... những công trình còn lại vẫn được tồn tại. Lý do là chỉ cưỡng chế những công trình trong 2 năm trở lại đây. Các công trình trước đó sẽ được thiết lập hồ sơ xử lý sau.
Đơn cử như khu nghỉ dưỡng này tại thôn Lâm Trường, nơi đây có khoảng 7 biệt thự đơn lập. Trong khi đó, chỉ bị cưỡng chế 1 biệt thự. Sau khi cưỡng chế, các biệt thự cùng khu vẫn có khách ra vào.
Theo lý giải của UBND huyện Sóc Sơn, huyện đã thực hiện đúng theo kết luận của Thanh tra thành. phố Hà Nội. Đó là xử lý những vi phạm mới phát sinh trong hai năm 2017 - 2018.
Cách đó khoảng 200 mét, 1 công trình khác được phá dỡ hoàn toàn. Công trình bên cạnh đang bị đình chỉ thi công.
Công trình này bị xử lý phần tầng lửng và mái tôn. Phía bên dưới một nhóm các bạn trẻ vẫn đang sinh hoạt bình thường.
Một công trình ngổn ngang gạch đá, vật liệu xây dựng sẽ gây nguy hiểm cho những người sinh hoạt trong đó.
Toàn cảnh khu "nghỉ dưỡng" giữa rừng phòng hộ Sóc Sơn tại xã Minh Phú.
Theo lãnh đạo UBND xã Minh Phú, theo kế hoạch cưỡng chế được UBND huyện duyệt, kinh phí tổ chức cưỡng chế là 1,6 tỷ đồng. Mọi công tác ghi hình, chụp ảnh hiện trường đều bị cấm. "Đến khi có kết quả chúng tôi sẽ thông tin sau", ông Nguyễn Văn Hân - Chủ tịch UBND xã Minh Phú nói.
Một số khu nghỉ dưỡng chỉ mở cửa khi có khách đăng ký đặt trước. Không cho phép người lạ vào chụp ảnh.
Đối với các công trình vi phạm từ trước năm 2017, Thanh tra TP Hà Nội kiến nghị “thiết lập hồ sơ, có phương án xử lý đúng quy định của pháp luật, đảm bảo đất đai sử dụng đúng mục đích”, nhưng không có đề xuất cụ thể nào.
Dự kiến đến ngày 13/5, xã Minh Phú sẽ hoàn thành cưỡng chế 20 công trình vi phạm trên địa bàn.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận