menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Nguyễn Phụng Sang Pro

Xử lý nợ: Thật đơn giản

Một tuần chật vật với lần đầu làm f0 làm tôi nhớ cái cảm giác cũng gần tương tự như thế này, nặng nề, mệt mỏi, áp lực và đầu óc không còn linh hoạt nữa. Nhưng không phải vì sốt hay bệnh gì cả. Trạng thái tương tự đó là khi những ngày đầu tôi phải đối mặt với những khoản nợ của mình.

Sẵn một series về Tài chính, có vẻ như những khoản nợ và cách thức đối mặt với những khoản nợ là một chủ đề không thể thiếu và hợp lý trong giai đoạn covid như thế này. Nội dung ngày hôm nay sẽ là tất cả những hiểu biết và đúc kết của tôi về nợ, những nguyên tắc mà tôi sẽ luôn khắc ghi về cả việc vay nợ và cho vay trong bất kỳ trường hợp nào sau này, Và hy vọng nó cũng có ích với Bạn. Bắt đầu nào!

𝗡𝗼̛̣ 𝗹𝗮̀ 𝗴𝗶̀?

Đầu tiên thì phải khái niệm trước cho đúng quy trình mặc dù không ai không biết nợ là gì.

Nợ chính xác là ý tưởng tài chính đầu tiên được sinh ra. Lãi sẽ được trả cho người cho vay. Người cho vay sẽ có thêm tài sản mà không cần làm gì. Người vay vốn sẽ có vốn để đầu tư, sản xuất hoặc là tiêu dùng. Nguyên thủy của nợ là lợi ích 2 chiều cho cả 2 bên. Như vậy, Mục đích chung của vay nợ là gia tăng tài sản cá nhân.

𝗩𝗮̣̂𝘆 𝘀𝘂̛̣ 𝘁𝗶𝗲̂𝘂 𝗰𝘂̛̣𝗰 𝘁𝗼̛́𝗶 𝘁𝘂̛̀ đ𝗮̂𝘂?

Khi vay nợ để đầu tư kinh doanh, không ai có thể biết được là khoản nợ này có hiệu quả không? Bạn có thể tự tin vào mô hình của mình, nhưng không thể nào chắc chắn. Vậy thì tôi sẽ không đánh giá độ khôn ngoan và hiệu quả của những khoản vay nợ (vì mức hiệu quả còn tuỳ thuộc vào tư duy, năng lực và lộ trình cụ thể từng cá nhân) mà chỉ bàn đến tâm lý và phản ứng của Bạn khi đối mặt với một khoản nợ không hiệu quả và Bạn không có khả năng chi trả đúng hạn cho nó nữa. Khi mà những cảm giác nặng nề, mệt mỏi và áp lực tới, Bạn phải làm gì để tối ưu trường hợp này

𝟭. Đ𝗮̀𝗺 𝗽𝗵𝗮́𝗻:

Bạn cần phải hiểu một điều như thế này, nguyên tắc của một khoản vay là nó phải luôn được thẩm định trước khi cho vay. Dù là khâu thẩm định có chặt chẽ (như ngân hàng) hay là nó thiếu chặt chẽ và thậm chí là cảm tính (như những cá nhân) thì mục đích của người cho vay vẫn xem đó là một khoản đầu tư. Mục tiêu là họ muốn sinh lời, dù là sinh lời về mặt vật chất hay sinh lời về mặt con người (như cảm xúc, tinh thần, quan hệ, năng lực) thì cũng là để có lãi. Không ai muốn mất hết sau một khoản vay cả. Cho nên, khi hiểu được điều này, việc bạn cần làm ngay lúc khoản vay không còn khả năng chi trả đúng hẹn, đó là đàm phán để “phanh” (dừng) lại khoản nợ. Dù chủ nợ của bạn là ai, nếu họ là một người chủ nợ khôn ngoan, họ sẽ cho bạn cơ hội để trả tiền cho họ, thứ họ muốn chắc chắn là lấy lại tiền, chứ không phải là làm tổn thương bạn để rồi không nhận lại được gì cả.

𝟮. 𝗞𝗲̂́ 𝗵𝗼𝗮̣𝗰𝗵 𝘁𝗿𝗮̉ 𝗻𝗼̛̣

Vậy thì dựa vào đâu để đàm phán? Đây là yếu tố then chốt của vấn đề. Bạn cần có một bảng kế hoạch trả nợ.

Lúc này thực tế có 2 trường hợp được đặt ra. Nhưng tôi sẽ loại bỏ trường hợp Bạn có tài sản thanh lý để giải quyết nợ. Việc này thì có gì đâu nữa mà áp lực cần giải pháp. Với trường hợp Bạn không còn khoản nào để chi trả, bạn phải có một bản kế hoạch chi tiết khả năng, tiến độ tạo ra lợi nhuận để trình bày với chủ nợ. Sử dụng hết nguồn lực của mình, tất cả khả năng có thể chuyển đổi năng lực thành thu nhập. Kế hoạch càng chi tiết càng tốt. Bởi vì lúc này Bạn không khác gì một start up đi huy động vốn vậy, nhưng chắc chắn nhà đầu tư lúc này cũng là chủ nợ sẽ phải nghe rất kỹ những gì bạn nói, bởi vì Bạn đang giữ tiền của họ rồi. Có khi nếu chủ nợ nhìn thấy năng lực vận hành dòng tiền của Bạn với trường hợp Bạn đang có một mô hình kinh doanh đủ ổn, người ta còn chuyển luôn nợ thành cổ phần và góp thêm vốn để Bạn vận hành dòng tiền giúp họ. Không gì là không thể hết, quan trọng nhất vẫn nằm ở năng lực của Bạn. Bởi vì thực tế đó vẫn luôn là cách những Doanh nghiệp huy động vốn ngoài thị trường, không khác gì nhau cả. Quan trọng là bạn có đủ tư duy và năng lực để làm điều đó hay không?

𝟯. 𝗧𝗵𝘂̛́ 𝘁𝘂̛̣ 𝘂̛𝘂 𝘁𝗶𝗲̂𝗻 𝘁𝗿𝗮̉ 𝗻𝗼̛̣?

Cái này khá đơn giản, cứ ưu tiên những khoản nợ lãi cao mà trả trước, sau đó đến những khoản nợ với lãi suất trung bình (ngân hàng) và tiếp đến là trả nợ cho người thân, bạn bè, sau cùng là các khoản tiền huy động. Nghe thì có vẻ khá bất công cho những người bạn bè thân thiết của bạn. Họ mến Bạn, muốn giúp đỡ Bạn nhưng sẽ phải nhận lại cuối cùng. Nhưng đó là cách tối ưu nhất nếu như bạn có quá nhiều khoản nợ vượt quá khả năng chi trả.

𝟰. 𝗧𝘆̉ 𝘁𝗿𝗼̣𝗻𝗴 𝘁𝗿𝗮̉ 𝗻𝗼̛̣ 𝘁𝗿𝗲̂𝗻 𝘁𝗵𝘂 𝗻𝗵𝗮̣̂𝗽.

Như tôi đã nhắc một lần ở video trước về quỹ dự phòng. Bạn nên song song giữa việc lập quỹ dự phòng và trả nợ. Phòng trường hợp trả xong nợ thì lại gặp biến cố không có một khoản nào để xoay xở.

Ví dụ đơn giản thế này. Giả sử thu nhập của Bạn là 20 triệu. Thay vì dùng tất thảy 13 triệu sau chi tiêu để trả nợ, Bạn nên đàm phán trả 9 triệu và 4 triệu dự phòng. Có thể thời gian trả nợ sẽ lâu hơn, nhưng trường hợp giả sử sau khi trả xong nợ trong 10 tháng, Bạn tiếp tục gặp 1 biến cố về công việc hay sức khoẻ, Bạn vẫn có một khoảng 40 triệu để dự phòng. Nếu không, vừa kết thúc một khoản nợ này có thể sẽ tiếp tục là một khoản vay khác để xoay sở!

𝟱. 𝗦𝗲̃ 𝗻𝗵𝘂̛ 𝘁𝗵𝗲̂́ 𝗻𝗮̀𝗼 𝗻𝗲̂́𝘂 𝗕𝗮̣𝗻 𝗹𝗮̀ 𝗰𝗵𝘂̉ 𝗻𝗼̛̣:

Đây cũng là một trong những bài học xương máu không chỉ của tôi và tôi nghĩ là của rất nhiều những anh chị khác. Cái câu cửa miêng cho mượn tiền mất tiền mất luôn cả bạn giống như là việc người ta cắm biển "Không xả rác" vậy. Vẫn cho mượn và kết quả là vẫn phải bịt mũi khi đi qua đống rác!

Với quan điểm của một người đầu tư, thì riêng bản thân tôi, dòng tiền phải được đưa cho người vận hành tốt nhất. Trước tiên, Tôi phải xét xem khoản tiền đó được sử dụng để làm gì, và nó có thực sự hiệu quả hay không? Và sau khoảng cho vay đó, thứ tôi nhận được có xứng đáng với chi phí cơ hội mà tôi bỏ ra hay không? Xác định được rồi mới nói đến việc thẩm định khả năng trả nợ. Và cuối cùng, nếu bạn không hiểu gì về chi phí cơ hội và thẩm định, tốt nhất là không nên cho ai vay cả!

Tóm lại bằng một thông điệp quan trọng mà tôi muốn gửi đến cho bạn : Nợ vốn không xấu, vì bản chất của nợ là để tạo ra tài sản. Việc bạn Nợ bao nhiêu không quan trọng, quan trọng là khả năng kiếm tiền trong tương lai của bạn có lấp đầy được khoản nợ đó hay không. Dù là bạn vay nợ để vì bất kỳ lý do nào, thì nợ không có kế hoạch mới là thứ làm bạn khốn đốn.

Nội dung hôm nay ngưng ở đây thôi! Cảm ơn Bạn đã theo dõi. Hy vọng nội dung hôm nay sẽ cho Bạn một góc nhìn lạc quan hơn, một sự chuẩn bị tốt hơn để đối mặt với những rủi ro không mong muốn phía trước. Hẹn Bạn ở nội dung tiếp theo.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Nguyễn Phụng Sang Pro

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả