Xử lý ngân hàng phá sản
Failed bank: Ngân hàng phá sản hay đúng hơn là Ngân hàng đổ vỡ
Nhiều người nhầm tưởng rằng Cơ quan bảo hiểm tiền gửi liên bang Mỹ (FDIC) sẽ ngăn chặn người dân rút tiền hàng loạt, nhưng không phải, FDIC sẽ can thiệp khi ngân hàng đã failed (đổ vỡ), vì FDIC đứng về phía người gửi tiền, gồm cả tiền gửi có và không có bảo hiểm.
Trong thông cáo của FDIC thì người gửi tiền có bảo hiểm sẽ được chi trả ngay sáng thứ hai tới. Trong khi người gửi tiền không có bảo hiểm sẽ được chi trả phần lãi trong vòng tuần tới, và FDIC sẽ bán tài sản của SVB để chi trả.
Để thực hiện, FDIC tạo ra một ngân hàng với tên gọi Deposit Insurance National Bank of Santa Clara (DINB). DINB không phải là một ngân hàng hiện hữu cho mục đích kinh doanh mà được gọi là ”Ngân hàng bắc cầu” (Bridge bank), thuật ngữ đã từng ngập tràn trên mặt báo ở VN giai đoạn 2011-2013, còn bây giờ không ai còn nhớ.
Các ngân hàng thương mại ở VN chưa đến giai đoạn Failed (đổ vỡ). Chúng ta mới chỉ có đến cấp độ Kiểm soát đặc biệt, cao hơn là Ngân hàng 0 đồng, một dạng xử lý ngân hàng thông qua quốc hữu hoá.
Quy mô tổng tài sản của SVB chỉ 200 tỷ đô, nhỏ hơn Bear Stearns với 350 tỷ đô, nhất là ở thời kỳ này quy mô của các ngân hàng toàn cầu đã lớn hơn rất nhiều thời 2008. Quy mô tổng tài sản của Lehman Brothers khi phá sản là 600 tỷ đô. Một điểm quan trọng nữa là sức mạnh quản trị ngân hàng trên toàn cầu, kể cả VN đều đã tốt hơn rất nhiều.
Nhưng giai đoạn 2007 và nửa đầu 2008, giới tài chính toàn cầu không ai nghĩ đến biến cố khủng như Lehman, dù Bear Stearns đã khai nòng ra đi vào tháng 3/2008. Nội tại của thị trường tài chính tại Mỹ đã quá bất ổn năm 2007 khi giá tài sản bị thổi quá cao, và khi tài sản cơ sở là bất động sản suy yếu đã tạo ra những cú sốc, và khủng hoảng tài chính toàn cầu, điều mà không ai mong đợi, đã xảy ra.
Với SVB, quy mô và độ phủ thị trường không lớn, tập người gửi tiền phần nhiều là tech start-up/VC vốn đã mạo hiểm. FDIC đã mạnh dạn xử lý sớm SVB thì về cơ bản không đáng ngại. Ở VN không có ai có kinh nghiệm thực về xử lý ngân hàng phá sản, vì thực tế chưa có ngân hàng nào để phá sản cả. Chỉ có BHTG VN là còn được tăng cường năng lực và kinh nghiệm từ FDIC và DICJ (Cơ quan BHTG Nhật). Cá nhân mình có may mắn được tham gia vào dự án tăng cường năng lực này.
Để trả lời câu hỏi của nhiều bạn là vụ phá sản của SVB có tạo hiệu ứng lan rộng hay không? Ảnh hưởng như thế nào đến VN? Thì quá khó. Chúng ta chỉ có thể nhìn vào quy mô và danh mục tài sản của SVB để so sánh tương quan và suy rộng. Nhưng vụ SVB có thể là một dấu hiệu tệ đã hiện thực cho thị trường tài sản khi Fed tiếp tục diều hâu.
Không ai có thể biết liệu có Lehman sau khi đã có Bear Stearns với trường hợp của SVB? Ngay cả CEO SVB còn trấn an người gửi tiền chỉ 1 ngày trước khi FDIC tuyên bố đổ vỡ.
Trong quản trị rủi ro, những biến cố thiên nga đen đều có một xác suất xảy ra, dù nhỏ, chúng ta đều không mong đợi những biến cố xấu, nhưng chúng ta cần chuẩn bị tốt.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận