24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phan Lê Thanh Toàn Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xử lý khủng hoảng niềm tin tài chính- Cần lắm 2 điều: Thành ý & chính tâm

Thân gởi quý đọc giả, Khi thị trường tài chính khan tiền, thị trường sẽ tự động lộ ra những câu chuyện kinh thiên động địa mà khi con người ta tiền đầy túi sẽ không thèm để ý đến.

Sau tháng 04|2022, chúng ta thấy những chuyện:

1.Chủ doanh nghiệp úp bô nhà đầu tư

2.Các hội nhóm lùa gà, úp bô đại pháp nhà đầu tư được thị trường chỉ mặt đặt tên.

Hai việc trên mới xử lý được 1 việc là bắt vài ông chủ doanh nghiệp và đang đợi điều tra và xử lý. Vẫn còn đó nhiều chuyện phi pháp của hội lùa gà, úp bô đầy rẫy trên mạng xã hội và đang nở rộ lại.

Ngân hàng lại vướng vào 2 vụ việc:

1.Biến tiền gởi thành trái phiếu

2.Biến tiền gởi thành bảo hiểm nhân thọ.

Lý ra tôi không viết về việc này nhưng khi quan sát tôi thấy rằng mình cần chia sẻ thông tin vì những nhà tham vấn hành nghề tử tế ngoài kia. Không thể để những nhà hành nghề tử tế bị ảnh hưởng và họ ngưng cuộc chơi để rồi những kẻ làm việc bất chính ở lại thị trường tiếp tục hại khách hàng.

Chúng ta có luật về kinh doanh bảo hiểm, luật dân sự, hình sự và có bộ tiêu chuẩn đạo đức nghề nghiệp tuy nhiên quan sát xử lý, tôi thấy họ thiếu thành ý và chính tâm với khách hàng của mình. Khách hàng bây giờ bị đối xử tệ hại vậy sao?

Nạn nhân của 2 vụ việc này cần làm những việc sau:

1.Tập hợp thật nhiều cá nhân bị thiệt hại trong 2 vụ trên.

2.Thuê một công ty luật để tiến hành làm việc với ngân hàng và hãng bảo hiểm.

3.Những buổi làm việc phải đảm bảo có các bên. Không làm việc 1:1, không để họ lấm liếm “bẻ đũa từng chiếc.”

+Những nạn nhân bị thiệt hại

+Luật sư đại diện người bị hại

+Đại diện cũ ngân hàng và bảo hiểm: có người của pháp chế và pháp lý bên cạnh CEO hay CDO hay trưởng bộ phận pháp lý hay pháp chế (BP Pháp chế sẽ tốt hơn)…

+Đại diện cơ quan truyền thông

Nên tách 2 vụ án ra về trái phiếu và bảo hiểm nhân thọ.

Cần biết rằng khi số tiền thiệt hại đủ lớn, những nạn nhân này cần nhờ luật sư chuyển hồ sơ sang Bộ Công An để tiến hành điều tra làm rỏ trách nhiệm của các bên và đủ nghiêm trọng sẽ chuyển sang toà án để tiến hành khởi tố. Không thể để những vụ tiền ngàn tỷ thế này chìm xuống thì họ coi dương pháp của chúng ta không ra gì?

Thử hỏi các vụ kiện về các công ty Việt Nam chúng ta làm ăn ở nước ngoài, khi xảy ra những sự cố, họ có buông tha cho chúng ta không hay họ kiện cho chúng ta sấp mặt. Chúng ta từng chứng kiến máy bay, tàu biển hay tài sản ở bên ngoài bị giữ lại khi dính án kiện tụng…

Nếu thắng kiện, ngân hàng và bảo hiểm phải thực hiện:

Với dân sự:

1.Trả án phí

2.Hoàn tiền bị thiệt hại

3.Lãi trên số tiền thiệt hại tương ứng với thời gian

4.Chưa kể khách hàng đòi bồi thường về tổn thất tinh thần, thời gian và tiền bạc theo đuổi vụ án.

Với hình sự:

1.Các cá nhân làm thiệt hại sẽ bị truy tố

2.Ngân hàng và hãng bảo hiểm sẽ bị phạt.

Tiền phạt nên bằng với số tiền nhân viên ngân hàng hay bảo hiểm gây thiệt hại cho khách hàng. (có thể chúng ta chưa có khung này nhưng cần án lệ để nâng khung hình phạt này lên)

Với uy tín:

Những điều này buộc ngân hàng và hãng bảo hiểm làm ăn chân chính hơn: biết huấn luyện nhân viên tuân thủ đạo đức nghề nghiệp hơn, biết theo dõi và giám sát quy trình hành nghề hơn.

Tổn thất về tiền bạc còn có thể làm lại và họ đang “bẻ từng chiếc đũa” để sớm làm lại nhưng không thể để họ cười khẩy, cười trừ vào dương pháp của chúng ta. Tổn thất về uy tín có thể dẫn đến việc tẩy chay và tổn thất nặng nề hơn.

KIÊN NHẪN:

Lúc này đây, khách hàng cần rất kiên nhẫn, ngân hàng và bảo hiểm không chạy đi đâu được bởi tài sản của họ rất nhiều. Việc này là việc đọ sự kiên nhẫn của ngân hàng, bảo hiểm với khách hàng: ai đủ kiên nhẫn theo đuổi, người đó sẽ thắng lợi.

BẰNG CHỨNG?

Cứ để Bộ Công An làm việc sẽ ra bằng chứng hết cả thôi. Đừng lo chuyện nghiệp vụ của cơ quan công an. Bộ Công An chúng ta có nghiệp vụ rất tốt. Vấn đề BCA cần sự hợp tác của những cá nhân bị thiệt hại.

BÀI HỌC:

Khách hàng cũng có lỗi tối thiểu là không chịu tìm hiểu về lĩnh vực bản thân tham gia.

Đồng ý là bạn tin người giao dịch với mình nhưng thiếu hiểu biết và kiểm chứng mới sinh sự như hôm nay.

Mỗi cá nhân chúng ta cần phải nâng cấp bản thân để bắt kịp thay đổi của xã hội.

CƠ QUAN QUẢN LÝ?

Chúng ta không muốn dân mua vàng mãi bởi vàng trong dân không thể giúp Việt Nam phát triển để tự lực, tự cường trên hành trình 100 năm phía trước. Chúng ta cần làm gì để quốc dân tin vào dương pháp để đồng hành với đất nước trên con đường phát triển phía trước và để dân mình không quay lại với hủ vàng được chôn ở đâu đó như cha anh chúng ta từng làm trong chiến tranh.

HỢP TÁC?

Các bạn cần hiểu “Luật là để quản lý và phát triển kinh tế và đất nước. Không phải luật dùng để đàn áp cá nhân hay tổ chức” vì vậy thông qua những vụ việc thế này, chúng ta mới nâng dần sự hiểu biết về pháp luật cho quốc dân và cũng để doanh nghiệp và kinh tế phát triển.

Có ý kiến rằng chúng ta đưa luật các nước phát triển về áp dụng?

Xin thưa, nhưng thế là đàn áp dân nhưng có lợi cho doanh nghiệp các nước phát triển đến nước ta làm ăn kinh doanh.

Luật cũng đã có điều khoản rất rõ: “Nếu những gì trên hợp đồng bảo hiểm còn chưa rõ, toà án sẽ giải thích theo hướng có lợi cho khách hàng”

Vì sao?

Luật này cũng có phần góp ý của những hãng đến kinh doanh sớm ở Việt Nam và họ không thiếu tiền nên chịu thiệt một tý cũng không sao nếu có tranh chấp miễn đừng “đàn áp” bất cứ ai.

Ở Hoa Kỳ, đất nước đụng vào cái gì cũng có luật quy định, họ cũng có những bất cập về luật vì vậy lâu lâu lại thấy anh nghị sỹ đứng ra vận động lưỡng viện để thông qua một đạo luật nào đó.

Việt Nam ta đang pháp triển, luật cũng từ thực tế cuộc sống mà ra chứ không thể mang những cái quá cao mà không có tính thực tiển áp dụng để vốn ngoại hưởng lợi còn vốn nội thì chịu bất lợi.

MIỄN TRỪ

Bài viết có thể động chạm vài bạn đồng nghiệp của tôi nhưng tôi không còn là nhân viên “làm công ăn lương” của bất cứ hãng bảo hiểm nào nữa vì vậy tôi xin phép chia sẻ vì đồng bào của tôi còn thống khổ ngoài kia.

Nếu bạn cảm thấy không vui với bài này, cứ “nghỉ chơi” hay “chặn” faceboo hay MXH của tôi.

Chúng ta chia tay từ đây bởi tôi chọn đứng về người yếu thế.

Trân trọng,

Nhà cố vấn già - Phan Lê Thanh Toàn

Xử lý khủng hoảng niềm tin tài chính- Cần lắm 2 điều: Thành ý & chính tâm
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả