24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Vương Tiến Thành
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Xu hướng nới lỏng chi phối chính sách tiền tệ của Trung Quốc trong giai đoạn 2021-2022

Sau một thời gian theo đuổi chính sách tiền tệ thắt chặt nhằm kiểm soát hoạt động cho vay, Trung Quốc đã bắt đầu nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ đà tăng trưởng của nền kinh tế.

Khởi động chính sách nới lỏng trong năm 2021…

Hồi tháng 12/2021, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương) đã cắt giảm lãi suất tiêu chuẩn (LPR) cho các khoản vay kỳ hạn 1 năm từ 3,85% xuống 3,8%, lần giảm đầu tiên trong 20 tháng nhằm giảm chi phí đi vay cho các hộ gia đình và doanh nghiệp, đồng thời khuyến khích chi tiêu và đầu tư tiêu dùng. Nhưng lãi suất LPR cho khoản vay 5 năm không đổi so với tháng trước đó là 4,65%.

Dữ liệu từ công ty cung cấp thông tin thị trường tài chính Wind Information của Trung Quốc cho thấy lần gần nhất trước đó ngân hàng trung ương này cắt giảm lãi suất cho vay cơ bản kỳ hạn 1 năm và 5 năm là vào tháng 4/2020, tức thời kỳ cao điểm đại dịch COVID-19 tại nước này.

Lãi suất LPR ảnh hưởng đến lãi suất của các khoản vay mà ngân hàng thương mại cấp cho doanh nghiệp và các hộ gia đình ở Trung Quốc. Hầu hết các khoản vay như vậy ở Trung Quốc hiện nay dựa trên lãi suất LPR kỳ hạn 1 năm, nhưng lãi suất LPR kỳ hạn 5 năm ảnh hưởng nhiều đến các khoản vay thế chấp nhà.

Bên cạnh đó, trong năm 2021, PBoC còn hai lần giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc (RRR) của các ngân hàng. Lần thứ nhất giảm 0,5 điểm phần trăm vào tháng Bảy, được cho là để giải phóng nguồn vốn dài hạn khoảng 1.000 tỷ NDT (156,9 tỷ USD). Lần thứ hai diễn ra vào tháng 12 với cùng mức cắt giảm 0,5 điểm phần trăm xuống 8,4%, có hiệu lực từ ngày 15/12. Động thái này sẽ bơm 1.200 tỷ NDT, tương đương 188,3 tỷ USD, thanh khoản dài hạn vào nền kinh tế,

Một số nhà phân tích cho biết hai đợt cắt giảm tỷ lệ RRR của PBoC trong năm ngoái đã làm giảm bớt áp lực đi xuống đối với nền kinh tế, đồng thời giảm chi phí tài chính, đặc biệt là đối với các doanh nghiệp nhỏ hơn. Theo ước tính của ngân hàng Goldman Sachs (Mỹ), hai đợt cắt giảm RRR trên đã giúp tiết kiệm cho các ngân hàng Trung Quốc khoảng 28 tỷ NDT (4,39 tỷ USD).

Bên cạnh đó, dù động thái hạ lãi suất trên đã được dự kiến từ trước, nó làm nổi bật sự khác biệt trong chính sách tiền tệ của Trung Quốc so với các ngân hàng trung ương lớn khác, vốn đang trên đà chuẩn bị tăng lãi suất. Một số nhà phân tích nhận định lãi suất của Trung Quốc có thể giảm nhẹ hơn nữa để ngăn chặn khả năng suy giảm kinh tế, mặc dù vẫn có sự không thống nhất về quỹ đạo hạ lãi suất này.

Việc PBoC hạ lãi suất nói trên không nằm ngoài dự báo của giới phân tích, bởi kinh tế Trung Quốc gần đây có nhiều dấu hiệu giảm tốc, đòi hỏi triển khai các biện pháp hỗ trợ bằng cả chính sách tài khoá và tiền tệ. Đặc biệt, cuộc khủng hoảng thanh khoản đang có chiều hướng lan rộng và leo thang trong ngành bất động sản Trung Quốc cũng giưới chức nước này lo ngại.

Việc PBoC nới lỏng đồng nghĩa chính sách tiền tệ của hai nền kinh tế lớn nhất thế giới sẽ ngược chiều trong năm tới, bởi Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) đang rút lại các biện pháp kích thích tăng trưởng. Trong cuộc họp tháng 12, Fed tuyên bố đẩy nhanh tốc độ cắt giảm chương trình mua tài sản và dự kiến nâng lãi suất ba lần trong năm 2022.

...và sự tiếp nối trong năm 2022

Bước sang năm 2022, lo ngại nền kinh tế tụt dốc, Trung Quốc đã tiếp tục hạ lãi suất hai lần trong chưa đầy một tuần qua.

Ông Ken Cheung, chuyên gia cấp cao của Ngân hàng Mizuho, nhận định quyết định nới lỏng chính sách tiền tệ sớm vào tháng Một của PBoC cho thấy áp lực giảm tốc đối với nền kinh tế đã gia tăng vào cuối năm 2021 và khả năng cải thiện trong quý I/2022 là không lớn.

Các chuyên gia phân tích thị trường cho biết mức độ và thời điểm của đợt cắt giảm này là một bất ngờ lớn, cho thấy giới chức Trung Quốc đang ngày càng lo ngại hơn về thể trạng của nền kinh tế, đồng thời dự đoán PBoC sẽ nới lỏng chính sách hơn nữa trong năm nay.

Lần thứ hai, chỉ sau vài ngày, PBoC ngày 20/1 lại giảm 0,1 điểm phần trăm trong lãi suất LPR của các khoản vay kỳ hạn 1 năm, từ 3,8% còn 3,7%, sau lần hạ đầu tiên kể từ tháng 4/2020 vào tháng 12 nói trên.

Hãng tin Reuters (Vương quốc Anh) cho biết đợt hạ lãi suất này của PBoC không nằm ngoài dự báo trước đó của giới phân tích. Đây là một nỗ lực nữa của PBoC nhằm giảm lãi suất vay vốn trong nền kinh tế, ngăn đà sụt tốc tăng trưởng. Chuyên gia kinh tế Sheana Yue của công ty tư vấn kinh tế Capital Economics (Anh) nhận định: “Lãi suất vay thế chấp nhà sẽ giảm nhẹ, hỗ trợ cho thị trường bất động sản. PBoC cũng đã hướng dẫn các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay thế chấp nhà”. Chuyên gia này cho biết hỗ trợ có trọng điểm nhằm vào người mua nhà rõ ràng là một động thái hạn chế những rủi ro suy giảm tăng trưởng mà nền kinh tế đang đối mặt.

Mới đây, Tổng cục Thống kê quốc gia Trung Quốc (NBS) công bố số liệu cho thấy GDP trong năm 2021 của nước này tăng 8,1%, cao hơn nhiều so với mục tiêu “trên 6%” mà Chính phủ nước này đề ra và là tốc độ nhanh nhất trong một thập kỷ qua, nhờ sản lượng công nghiệp tăng mạnh mẽ bù đắp cho sự suy giảm doanh thu bán lẻ. Tuy nhiên, tăng trưởng GDP của nền kinh tế lớn thứ hai thế giới trong quý IV/2021 có phần chậm lại, chỉ ở mức 4%. Mức này cao hơn so với mức dự báo, song lại là mức tăng trưởng yếu nhất trong vòng một năm rưỡi qua.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả