Xu hướng có thể kéo và xu hướng khó kéo dài
Bạn đã nghe về xu hướng tăng, xu hướng giảm, xu hướng đi ngang, hoặc xu hướng ngắn hạn, xu hướng trung hạn, xu hướng dài hạn… Tuy nhiên, bạn đã bao giờ nghe đến xu hướng có thể kéo dài và xu hướng khó kéo dài chưa?
Xác định xu hướng hiện tại là việc dễ, nhận định được xu hướng tương lai là một việc khó vì còn phụ thuộc nhiều vào yếu tố FA chứ không chỉ đơn thuần nhìn chart là ra được. Có một việc mà độ khó nằm giữa lưng chừng hai điều này, đó là đánh giá khả năng duy trì của xu hướng. Để cho dễ hình dung thì cá nhân mình sẽ phân loại xu hướng ra làm hai loại: đó là xu hướng có thể kéo dài và xu hướng khó kéo dài.Làm cách nào để xác định được, rất đơn giản là mình sẽ vận dụng yếu tố thanh khoản vào kết hợp với giá. Giá và thanh khoản chính là linh hồn của phân tích kỹ thuật, vì thế kết hợp nhuần nhuyễn hai yếu tố này lại với nhau có thể nhìn ra được 70% câu chuyện của cổ phiếu theo TA. Nguyên tắc của mình có thể chia 4 trường hợp sau cho thấy xu hướng của cổ phiếu khó lòng kéo dài được, và điều này chỉ áp dụng trong các xu hướng trung hạn hoặc dài hạn.
Xu hướng tăng mà thanh khoản tăng dần: điều này có nghĩa là lực cung của cái cổ phiếu đang ngày càng mạnh dần. Đây có thể coi là dấu hiệu của phân phối hoặc là dấu hiệu cho thấy bên bán đang ngày càng xả hàng ra. Mặc dù bên mua vẫn chiếm ưu thế, nhưng đến một thời điểm khi lực cầu ngưng đổ vào thì đó chính là thời điểm đảo chiều của xu hướng.
Xu hướng tăng mà thanh khoản giảm dần (ví dụ NLG – hình 1): ngược lại với ý thứ nhất, thanh khoản giảm dần trong một xu hướng tăng có nghĩa là lực cầu của nó yếu dần. Điều này cũng không tốt luôn vì nó thể hiện cho việc nhà đầu tư đã không còn mặn mà mua cổ phiếu đấy với cái giá cao nữa rồi. Giá vẫn duy trì xu hướng tăng do cung chưa xuất hiện, tuy nhiên khi dòng tiền bắt đầu chốt lời cổ phiếu, xu hướng sẽ dễ dàng bị bẽ gãy khi lực cầu đang yếu.
Xu hướng giảm nhưng thanh khoản tăng dần: điều này nó có nghĩa là lực cầu của cổ phiếu đang tăng dần, dòng tiền bắt đáy đang ngày càng đổ vào cổ phiếu mạnh hơn. Mặc du bên bán vẫn chiếm ưu thế nhờ sự hung hãn của mình, bán bằng mọi giá bất chấp cổ phiếu đã xuống ở mức thấp. Tuy nhiên đến một thời điểm họ nhận ra giá cổ phiếu đã giảm quá sâu rồi và ngưng bán ra, thì lực cầu khi ấy cũng có thể dễ dàng khiến cho xu hướng đảo chiều.
Trường hợp cuối cùng: xu hướng tăng nhưng thanh khoản giảm dần (ví dụ PVD – hình 2). Đây là dấu hiệu của sự cạn cung, “không còn gì để bán”. Xu hướng của bên bán là khá uể oải thể hiện qua yếu tố thanh khoản giảm dần, trong khi đó bên mua vẫn đang tích cực “gom” cổ phiếu. Chỉ đợi thời điểm hợp lý, lực cầu dễ dàng giúp cổ phiếu đảo chiều xu hướng.
Những trường hợp trên đều là dấu hiệu của một xu hướng khó có thể tiếp tục duy trì được, đơn giản là khi đó yếu tố thanh khoản “tăng dần” hoặc “giảm dần” mà thiếu đi sự vận động tự nhiên, ổn định. Ngược lại trong một xu hướng mà tại thanh đó thanh khoản có sự ổn định, lúc tăng, lúc giảm thì xu hướng đó là một xung tăng bền vững và có thể kéo dài được. (ví dụ: trend tăng của HPG trong 2016 – 2017 thanh khoản duy trì khá ổn định).
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận