Xăng dầu giảm- Xuất khẩu vẫn tăng
Chọn ngành nào triển vọng cuối năm?
Các công ty vận tải dầu khí có thể đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan (PVT, VOS). Tăng trưởng lợi nhuận các
công ty vận tải container có thể chậm lại nhưng lợi nhuận duy trì mạnh mẽ đến năm 2023 nhờ các hợp đồng cho thuê tàu được gia
hạn với giá cao hơn và thị trường nội địa duy trì ổn định (HAH). Về các công ty cảng, tăng trưởng lợi nhuận có thể ổn định đối với
các cảng nước sâu (Gemalink, HICT) trong khi các cảng khác có thể đối mặt với áp lực giảm.
A. TỔNG QUAN NGÀNH CẢNG BIỂN 6T ĐẦU NĂM RA SAO?
1. Giá cước vận tải giảm nhẹ nhưng vẫn cao so với trước dịch
- Trong 6T2022, sản lượng container tại các cảng chính (Shanghai, Hong Kong, Singapore, Los Angeles) giảm do: (i) thắt chặt phong tỏa tại các thành phố Trung Quốc và các khu vực sản xuất do chính sách Không Covid của nước này; (ii) tiêu dùng toàn cầu yếu do lạm phát cao và chiến tranh Nga-Ukraine trong bối cảnh hàng tồn kho bán lẻ ở mức
cao; và (iii) người tiêu dùng chuyển chi tiêu từ hàng hóa sang dịch vụ khi hầu hết các quốc gia đã mở cửa biên giới trở lại. Các cảng của Việt Nam vẫn duy trì tốt với sản lượng 12,8 triệu TEU trong 6T2022, tuy nhiên, tăng trưởng giảm tốc chỉ ở mức 0,5% so với cùng kỳ, trong đó sản lượng container quốc tế tăng 3,4% so với cùng kỳ, trong khi sản lượng nội địa giảm 4,9% so với cùng kỳ.
- Tại thị trường trong nước, giá cước tiếp tục được hỗ trợ bởi tình trạng thiếu cung tàu và điều chỉnh tăng cho một số tuyến có nhu cầu cao trong Q1/2022. Chúng tôi ước tính giá cước đã tăng 50% so với mức trung bình năm 2021. Ngoài ra, các hãng vận tải cũng áp dụng thêm phụ phí biến động giá nhiên liệu (BAF) để bù đắp việc chi phí nhiên liệu tăng.
- Đối với thị trường cho thuê, giá thuê vẫn ổn định và chỉ giảm nhẹ -5% từ mức đỉnh. Thị trường cho thuê có ít thay đổi do tình trạng thiếu tàu container tiếp tục kéo dài do tắc nghẽn tại các cảng. Mặc dù vậy, thời hạn hợp đồng rút ngắn lại xuống dưới 2 năm từ mức 2-5 năm trong giai đoạn đỉnh điểm.
2. Cập nhật kết quả KD các DN trong ngành:
- Hầu hết các doanh nghiệp cảng biển đã công bố kết quả kinh quý 2. Trong Q2/2022, tổng doanh thu và lợi nhuận sau thuế của 10 doanh nghiệp lớn nhất đạt 8,906 tỷ đồng (+23% yoy) và 3,062 tỷ đồng (+63%). Các doanh nghiệp vận tải duy trì kết quả kinh doanh ấn tượng trong quý 2 nhờ giá cước vận tải vẫn neo ở mức cao so với giữa năm 2021. Ngoài ra, một số doanh nghiệp đã có hợp đồng cho thuê với mức giá cố định từ trước (như HAH) nên kết quả kinh doanh vẫn ở mức cao.
B. TRIỂN VỌNG NGÀNH CÓ SỰ PHÂN HÓA MẠNH - LỰA CP
(Bài đăng sau em sẽ đưa luận điểm chọn CP nhé)
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận