WTO đặt vấn đề quan ngại về chính sách hạn chế nhập khẩu của Ấn Độ
Ủy ban Nông nghiệp Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) trong cuộc họp ngày 30-31/10 đưa ra những lo ngại về chính sách của tất cả các nước, bao gồm cả Ấn Độ. Nếu các mối quan tâm không được trả lời thỏa đáng, có thể có hình thức tranh chấp trong tương lai.
Theo đó, New Delhi được yêu cầu giải thích lý do tại sao các “hạn ngạch tạm thời” đã hoạt động được hơn hai năm và làm thế nào để chứng minh theo các quy tắc thương mại toàn cầu và làm thế nào để loại bỏ những hạn chế này vào ngày 31/3/2020.
Các câu hỏi cũng được đặt ra về chính sách của Ấn Độ đối với xuất khẩu đường, tín dụng ngành sữa, xuất khẩu gạo và giá mua lúa mì. Phía Australia cho rằng, mặc dù đã đặt ra câu hỏi về các chính sách liên quan nhiều lần trong quá khứ, Ấn Độ chưa bao giờ giải thích cơ sở của WTO cho các biện pháp này, đặc biệt là liên quan đến hạn ngạch thuế quan. Do đó, Australia yêu cầu Ấn Độ một lần nữa giải thích rõ ràng là cơ sở của WTO cho việc áp dụng hạn ngạch thuế quan và chứng minh rằng các hạn ngạch thuế quan này là "tạm thời", do đã áp dụng trong hơn hai năm đối với một số giống đậu đỗ.
Ấn Độ lần đầu tiên áp đặt hạn ngạch thuế quan vào hai năm trước nhằm hạn chế nhập khẩu đậu Hà Lan (vàng, xanh và đun) vào nước này tới 100.000 tấn trong khoảng thời gian từ ngày 1/4 - 30/6/2018. Hạn ngạch sau đó đã được gia hạn nhiều lần với lần hạn chế nhập khẩu mới nhất vào Ấn Độ tới 150.000 tấn trong khoảng thời gian từ ngày 1/4/2019 - 31/3/2020. Các hạn ngạch thuế quan đã được duy trì dựa trên lượng đậu đỗ nhập khẩu để kiểm tra dòng tiền vào nước này vì các nỗ lực tăng sản lượng của chính phủ đã dẫn đến sự gia tăng nguồn cung sẵn có trong nước và do đó giá cả giảm. Điều này, đã làm tổn thương nông dân trong nước.
Phía Canada lo lắng về thông báo được đưa ra vào tháng trước bởi Ấn Độ thiết lập thời hạn nhập khẩu vào ngày 31/10/2019 đối với đậu khô nhập khẩu trong giới hạn định lượng. Hạn chót trước đó là ngày 31/3/2020. Về cơ bản, Ấn Độ đã rút ngắn khung thời gian cho các hạn ngạch thuế quan đối với đậu khô trong 5 tháng. Canada yêu cầu Ấn Độ cung cấp cơ sở hợp lý để giảm thời gian áp dụng và cung cấp thông tin về tỷ lệ thuế quan sử dụng hiện tại. Phía Mỹ cũng yêu cầu Ấn Độ giải thích cách họ sẽ thực hiện các thay đổi để loại bỏ các hạn chế về số lượng đối với đậu xanh, đậu Hà Lan, đậu lăng đen và đậu bồ câu, sau khi chúng hết hạn vào ngày 31/3/2020.
Ấn Độ là nhà sản xuất đậu đỗ lớn nhất thế giới, chiếm 34% diện tích và 24% sản lượng. Myanmar là nhà sản xuất lớn thứ hai, tiếp theo là Canada, Trung Quốc, Nigeria, Brazil và Australia. Khoảng 90% đậu bồ câu toàn cầu, 75% đậu xanh và 37% diện tích đậu lăng được sản xuất ở Ấn Độ.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận