24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Ngọc Linh Vũ Lê Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

World Bank: Thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang 2023

Chủ tịch Ngân hàng Thế giới David Malpass cho biết cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine đã khiến giá lương thực trên toàn cầu tăng cao và cảnh báo cuộc khủng hoảng an ninh lương thực hiện tại sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới, thậm chí có thể sang tận năm 2023.

World Bank: Thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang 2023

Nhiều tổ chức trên thế giới cảnh báo cuộc khủng hoảng an ninh lương thực dưới các tác động của cuộc xung đột quân sự Nga - Ukraine sẽ ảnh hưởng mạnh nhất đến những người nghèo, đặc biệt là tại khu vực châu Phi (Ảnh: Plant International)

Phát biểu họp báo trực tuyến trong khuôn khổ Hội nghị mùa Xuân 2022 của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF)Ngân hàng Thế giới (WB), ông David Malpass nhấn mạnh cuộc xung đột quân sự Nga-Ukraine đang gây tác động đặc biệt nghiêm trọng tới những người nghèo nhất trên thế giới khi giá lượng thực hiện tăng tới 37% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn cả mức tăng chung của Chỉ số giá tiêu dùng (CPI). Trong khi đó, chi tiêu cho lương thực – thực phẩm chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu chi tiêu của người nghèo.

Hội nghị mùa Xuân 2022 đã dành nhiều thời gian thảo luận về vấn đề an ninh lương thực. Chủ tịch WB David Malpass cảnh báo tình trạng thiếu lương thực, giá năng lượng và giá phân bón tăng vọt đang khiến cuộc khủng hoảng an ninh lương thực trở nên trầm trọng hơn. Cuộc khủng hoảng này có thể sẽ kéo dài trong nhiều tháng tới, thậm chí kéo dài sang tận năm 2023. Việc thiếu lương thực, đặc biệt là tại những quốc gia nghèo, khiến người nghèo có xu hướng chuyển đổi sang sử dụng các loại thực phẩm kém dinh dưỡng hơn.

Trước đó, Tổ chức Lương thực và Nông Liên Hợp Quốc (FAO) cũng đưa ra cảnh bảo rằng thế giới đang đối mặt cuộc khủng hoảng lương thực tiềm tàng với giá cả tăng vọt và hàng triệu người có nguy cơ thiếu ăn nghiêm trọng giữa lúc cuộc xung đột ở Ukraine đe dọa nguồn cung các lương thực cơ bản, như lúa mì, ngô...

"Giá lương thực đã ở mức cao do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 trước khi cuộc xung đột quân sự Nga – Ukraine bùng phát”, theo ông Maximo Torero, Nhà kinh tế trưởng của FAO, cho biết. Ông Maximo Torero cũng cảnh báo số người nghèo đói sẽ tăng đáng kể nếu xung đột Nga - Ukraine tiếp diễn.

Theo thống kê, 45 nước châu Phi và quốc gia kém phát triển nhất nhập khẩu ít nhất 30% sản lượng lúa mì từ Nga hoặc Ukraine..

Theo FAO, giá lương thực đã tăng kể từ nửa cuối năm 2020 và đạt mức cao nhất từ trước đến nay hồi tháng 2/2022. Riêng giá lúa mì và lúa mạch tăng gần 30%, trong khi giá dầu hạt cải và dầu hướng dương tăng hơn 60% trong năm 2021. Giá phân bón urê đã tăng hơn 3 lần trong năm qua do giá năng lượng tăng.

Lo ngại thiếu hụt nguồn cung thực phẩm, nhiều quốc gia ưu tiên thị trường nội địa và hạn chế xuất khẩu, động thái có thể làm trầm trọng thêm mối đe dọa đối với an ninh lương thực thế giới. Điển hình như Ai Cập vừa cấm xuất khẩu lúa mì, bột mì và các loại đậu, trong khi nhà sản xuất dầu cọ hàng đầu thế giới Indonesia cũng tuyên bố siết hạn chế xuất khẩu đối với mặt hàng này.

♻️ CƠ HỘI ĐẦU TƯ VỀ NHÓM NGÀNH NÔNG SẢN

World Bank: Thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang 2023

1️⃣ Lúa mỳ - kỳ hạn tháng 7:

-Xu hướng chính: Tăng. Hiện tại, giá đã thoát khỏi kênh điều chỉnh ngắn hạn, tuy nhiên thị trường chung đang gặp những áp lực điều chỉnh từ những phát biểu của FED sẽ tăng lãi suất trong tháng 5. Nhà đầu tư cần chú ý theo dõi và quan sát diễn biến trên thị trường tuân thủ điểm vào lệnh và các điểm chốt lời, cắt lỗ

- Khuyến nghị trong ngày:

+/ Mua: 1058-1060 +/ Chốt lời: 1068-1070 +/ Cắt lỗ: 1047

World Bank: Thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang 2023

2️⃣ Đậu tương - Kỳ hạn tháng 7 :

Xu hướng chính: TĂNG

- Giá Đậu tương có phiên cuối tuần điều chỉnh mạnh theo thị trường chung do các tác động từ phát biểu của FED. Hiện tại, các thông tin cơ bản là chưa rõ để đánh giá nghiêng về bên cung hay bên cầu. Nhà đầu tư an toàn đoạn này có thể chờ thêm các tín hiệu trước khi vào lệnh.

Khuyến nghị giao dịch trong ngày :

- NĐT có thể mở vị thế bán tại vùng giá:

+/ Mua: vùng 1700-1705 +/ Chốt lời: 167x +/ Cắt lỗ: 171x

Lưu ý, NĐT tuân thủ các quy tắc vào lệnh

World Bank: Thế giới đối mặt với nguy cơ khủng hoảng lương thực kéo dài sang 2023

3️⃣ Ngô - Kỳ Hạn Tháng 7:

Xu hướng: Kênh Tăng Dài Hạn. Hiện Tại đang trong giai đoạn Điều Chỉnh - Giảm. ( Giai đoạn ngắn hạn điều chỉnh phân phối).

Ngô sau khi vượt đỉnh cũ vùng 780. Giá duy trì đà tăng tạo đỉnh mới vùng 820 cent. Tại đây, giá điều chỉnh và khả năng sẽ tiếp tục có một giai đoạn phân phối ở giai đoạn này.

Giai đoạn này đánh giá ngô sẽ cần giai đoạn tích lũy tiếp theo nếu muốn tiếp tục đà tăng mạnh mẽ. Lưu ý với sản phẩm ngô, thói quen của sản phẩm này là mỗi lần vượt đỉnh nó lại tích lũy xong tiếp tục chạy đi rất sát PTKT.

Trong ngắn hạn, giai đoạn này có thể theo dõi Sp Ngô để đánh theo biên trong ngắn hạn. Hiện chưa tìm ra vùng hỗ trợ phản ứng, trước mắt canh các vùng kẻ trên chart; canh bán trong cầu điều chỉnh khi giá hồi lên kháng cự + biên trên.

KHUYẾN NGHỊ TRONG NGÀY:

+/ Canh Bán: 807-810 : STP: 822 : TP1: 800; TP2: 785.

+/ Canh Bán Nhanh: 792-794. Chốt nhanh: 3-5 giá.

(Lưu ý: Đây là khuyến nghị trong ngày Nhà đầu tư tuyệt đối tuân thủ lệnh trong phiên)

-----------------------------------

Giao dịch Hàng Hóa liên thông quốc tế qua Sở Giao Dịch Hàng Hóa Việt Nam; cấp phép và quản lý bởi Bộ Công Thương.

Liên Hệ Hỗ Trợ Tìm Hiểu - Tư Vấn Đầu Tư - Hợp Tác

Hotline/Zalo: 0878 525 957 - Ngọc Linh Vũ

Link mở tài khoản giao dịch hàng hóa: https://hct.vn/motk?mid=01201338

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Ngọc Linh Vũ Lê Pro

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả