24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Trịnh Vũ Tường
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

WHO cảnh báo nguy cơ COVID-19 trở thành đại dịch ngày càng hiện hữu

Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus cho biết virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và nguy cơ đại dịch đã trở nên "rất hiện hữu," nhưng nhấn mạnh rằng "có thể kiểm soát được."

Tối 9/3 (giờ Việt Nam), Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã cảnh báo hiện có mối đe dọa "rất hiện hữu" rằng sự bùng phát trên toàn cầu chủng mới của virus corona (SARS-CoV-2) gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 sẽ trở thành một đại dịch, nhưng nhấn mạnh rằng chủng virus chết người này vẫn có thể kiểm soát được.

Phát biểu trong buổi họp báo tại Geneva, Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus nêu rõ hiện virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện ở quá nhiều nước và nguy cơ đại dịch đã trở nên "rất hiện hữu,” nhưng nhấn mạnh rằng "đây sẽ là đại dịch đầu tiên trong lịch sử có thể kiểm soát được".

Theo ông Ghebreyesus, những nỗ lực đồng bộ của tất cả các nước trên thế giới trong việc đối phó với dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVD-19 là rất đáng ghi nhận.

Cuối tuần qua đã ghi nhận số ca nhiễm COVID-19 vượt ngưỡng 100.000 người ở 100 quốc gia. Điều này rất đáng lo ngại vì có quá nhiều người và nhiều nước bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh này.

Tuy nhiên, ông cho rằng nếu chỉ nhìn vào tổng số ca nhiễm bệnh được báo cáo và tổng số nước có dịch thì không nói lên toàn bộ câu chuyện.

Trong số tất cả các trường hợp nhiễm bệnh trên toàn cầu tính đến nay, riêng 4 nước (Trung Quốc, Hàn Quốc, Italy và Iran) đã chiếm tới 93% số bệnh nhân.

Điều này cho thấy đây là một dịch bệnh không đồng đều ở cấp độ toàn cầu. Theo ông, các quốc gia khác nhau trong các hoàn cảnh khác nhau đòi hỏi phải có phản ứng phù hợp.

Đó không phải là vấn đề ngăn chặn hay giảm thiểu dịch bệnh mà phải triển khai đồng thời cả 2 nhiệm vụ trên.

Tất cả các quốc gia phải thực hiện một chiến lược tổng hợp toàn diện để kiểm soát dịch bệnh COVID-19 và đẩy lui virus chết người này.

Tổng giám đốc Ghebreyesus chỉ rõ, việc các quốc gia tiếp tục tìm kiếm, xét nghiệm các trường hợp nghi nhiễm và xác minh các mối quan hệ tiếp xúc của họ không chỉ bảo vệ chính người dân của mình, mà còn có thể ảnh hưởng đến những gì diễn ra ở các quốc gia khác và trên toàn cầu.

Với việc hành động quyết đoán, các nước có thể làm chậm và ngăn ngừa virus SARS-CoV-2 lây lan, phần lớn những người nhiễm bệnh sẽ phục hồi.

Theo ông Ghebreyesus, WHO đã chia các quốc gia trên thế giới theo 4 nhóm: những nước không có trường hợp nhiễm bệnh, những nước xuất hiện lẻ tẻ các ca nhiễm bệnh, những nước có các nhóm người mắc bệnh và những nước có sự lây lan dịch bệnh trong cộng đồng.

Đối với tất cả các quốc gia, mục tiêu chung là chấm dứt sự lây truyền và ngăn chặn sự lây lan của virus.

Với 3 nhóm đầu tiên, các nước cần tập trung vào tìm kiếm, xét nghiệm, điều trị và cách ly các trường hợp riêng lẻ và theo dõi các mối liên hệ của họ.

Ở nhóm còn lại, việc làm xét nghiệm với mọi trường hợp nghi ngờ và lần theo các mối quan hệ tiếp xúc của họ trở nên thách thức hơn.

Chính quyền các nước này phải hành động để ngăn chặn sự lây nhiễm ở cấp cộng đồng nhằm giảm dịch bệnh xuống cấp độ thành các nhóm có thể quản lý được.

Ông Ghebreyesu chỉ rõ, tùy thuộc vào bối cảnh tình hình, các nước có sự lây truyền bệnh COVID-19 trong cộng đồng có thể xem xét đóng cửa các trường học, hủy bỏ các sự kiện tụ tập đông người và áp dụng các biện pháp khác để giảm thiểu phơi nhiễm.

Các yếu tố cơ bản trong phản ứng với dịch COVID-19 là giống nhau cho tất cả các quốc gia, bao gồm: cơ chế ứng phó khẩn cấp; truyền thông về nguy cơ rủi ro và sự tham gia của công chúng; tìm kiếm các trường hợp nhiễm bệnh và theo dõi các mối liên hệ;

Các biện pháp y tế công cộng như rửa tay, hô hấp thường quy và hạn chế giao tiếp; xét nghiệm trong phòng thí nghiệm; điều trị cho bệnh nhân và chuẩn bị sẵn sàng các bệnh viện; phòng chống nhiễm trùng; và cách tiếp cận toàn xã hội, huy động cả chính phủ vào cuộc.

Có nhiều ví dụ cho thấy các biện pháp trên đang phát huy hiệu quả ở các nước, chẳng hạn như Trung Quốc, Italy, Hàn Quốc, Mỹ và nhiều nước khác đã khởi động các biện pháp khẩn cấp.

Trong khi Singapore là một ví dụ tiêu biểu về cách tiếp cận toàn bộ chính phủ khi Thủ tướng Lý Hiển Long thường xuyên xuất hiện trên truyền hình để giúp giải thích về các nguy cơ và trấn an người dân.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả