WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 4,7%
Môi trường bên ngoài khó khăn và nhu cầu trong nước suy yếu đang làm cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam chậm lại. Nhưng kinh tế sẽ tăng tốc trong nửa cuối năm nay
WB đánh giá môi trường bên ngoài vẫn còn nhiều thách thức với những rủi ro theo chiều hướng tiêu cực và hiện diện trong ngắn hạn. Tăng trưởng GDP toàn cầu được dự báo sẽ giảm xuống còn 2,1% trong năm 2023, so với mức 3,1% trong năm 2022, do sức cầu tại các nền kinh tế phát triển hàng đầu đang yếu đi. Song song với việc tăng trưởng kinh tế toàn cầu đang chững lại, tăng trưởng thương mại toàn cầu dự kiến cũng giảm từ 6% trong năm 2022 xuống còn 1,7% trong năm 2023.
Bên cạnh đó, sức cầu trong nước cũng chững lại do sự giảm dần hiệu ứng xuất phát điểm thấp của giai đoạn phục hồi sau Covid-19 trong năm ngoái, và do niềm tin của người tiêu dùng đang yếu đi. Tốc độ tăng trưởng chi tiêu tiêu dùng cuối giảm chỉ còn 2,7% so với cùng kỳ năm trước trong nửa đầu năm, so với mức 6,1% (so cùng kỳ) trong sáu tháng đầu năm 2022.
Mặc dù đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vẫn đứng vững và đầu tư công tăng nhẹ, nhưng tốc độ tăng đầu tư toàn xã hội vẫn bị giảm, do tăng trưởng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước giảm mạnh xuống còn 2,4% so cùng kỳ, sau khi đạt mức 11,8% (so cùng kỳ) vào năm trước.
Họp báo công bố báo cáo của WB |
Tổng cầu giảm cũng được phản chiếu ở phía sản xuất (tổng cung) của GDP.
Trong điều kiện áp lực lạm phát đang hạ nhiệt và tăng trưởng đang chững lại, Ngân hàng Nhà nước nới lỏng chính sách tiền tệ để hỗ trợ cho nền kinh tế. Ngân hàng Nhà nước giảm lãi suất chiết khấu và lãi suất tái cấp vốn cộng lại lên đến 150 - 200 điểm cơ bản (bps) qua 4 đợt cắt giảm lãi suất chính sách liên tục từ tháng 3 - 6/2023, lần lượt xuống còn 3% và 4,5%.
Mặc dù lãi suất đã giảm, nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn giảm từ 16,8% so cùng kỳ trong tháng 6/2022 xuống còn 7,8% so cùng kỳ trong tháng 6/2023, qua đó cho thấy nhu cầu tín dụng của các doanh nghiệp đang yếu đi.
Đầu tư công được đẩy nhanh đã hỗ trợ cho nền kinh tế đang giảm đà, nhưng những thách thức trong triển khai vẫn còn tồn tại. Cân đối ngân sách đến giữa năm 2023 cho thấy bội thu ước đạt 1,5% GDP, thấp hơn so với cùng kỳ năm trước 5,2% GDP do thu ngân sách giảm 7% trong nửa đầu năm 2023 so cùng kỳ năm trước khi các hoạt động kinh tế chững lại.
Trong bối cảnh nền kinh tế gặp khó khăn do tổng cầu yếu đi và tăng trưởng giảm tốc xuống dưới mức tiềm năng, báo cáo khuyến nghị cần có những hỗ trợ chính sách chủ động. Các chính sách cụ thể được WB đề xuất:
Chuyên đề đặc biệt của báo cáo lần này nghiên cứu về quản lý đầu tư công của Việt Nam và cách để đầu tư công có thể đóng góp vào mục tiêu đưa Việt Nam lên mức thu nhập cao hơn. Để khai thác sức mạnh của đầu tư công, báo cáo khuyến nghị Việt Nam cần duy trì mức đầu tư, nâng cao chất lượng của dự án và khắc phục những tồn tại trong quản lý đầu tư công và thể chế tài chính liên ngành.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận