Vượt qua điểm đen tâm lý của người lãnh đạo
Việc điều hành, làm chủ doanh nghiệp được ông Trần Bằng Việt, CEO Đông A Solutions mô tả như việc leo một vách núi cheo leo. Khi đã leo đến lưng chừng vách núi, không thể dừng lại hay đầu hàng, chỉ có thể leo tiếp mà thôi.
Lãnh đạo doanh nghiệp như leo một ngọn núi
Người leo núi cũng phải rất tập trung, căng mình chống chịu mọi tác động của ngoại cảnh và không được chủ quan bởi có thể phải bỏ mạng dưới vực sâu chỉ vì một cơn gió mạnh, một con rắn trườn qua hay trượt chân vì một viên đá nhỏ.
Khác với người làm công ăn lương, chủ doanh nghiệp không thể rời bỏ công ty dù bất cứ lý do nào. Nếu có khó khăn, hướng đi duy nhất là tìm cách vượt qua và tiến về phía trước, không bao giờ dừng lại bởi lẽ dừng lại là đầu hàng, là mất hết.
Người lãnh đạo nhiều khi phải đối mặt và vượt qua những áp lực, thách thức thấy trước và cả không lường trước được như đại dịch Covid-19. Sức ép những lúc như vậy quả thực vô cùng lớn nhưng rất nhiều người vẫn có khả năng vượt qua nhờ sự kết hợp của hai tố chất quan trọng. Một là linh hoạt và nhạy bén để thay đổi, điều chỉnh và nắm bắt cơ hội. Hai là kiên định, không bao giờ bỏ cuộc.
Hành trình tâm lý của nhà lãnh đạo
Từ quan sát của mình, ông Việt chỉ ra rằng, khi gặp sự cố, tâm lý đầu tiên của người lãnh đạo là sửng sốt, sau đó sẽ tìm cách chối bỏ với suy nghĩ “không sao, chỉ là tình cờ, không liên quan đến mình”.
Sự chối bỏ này thường kéo dài cho đến khi sự cố đến gần. Thế nhưng, nhiều người quyết định đổ lỗi cho ngoại cảnh và chờ khủng hoảng qua đi thay vì nhìn nhận vấn đề và giải quyết triệt để. Đến một thời điểm, nhà lãnh đạo trở nên chán nản và suy sụp khi thấy rằng sự ảnh hưởng ngày càng nặng nề, sự cố cũng không qua đi.
Sự sửng sốt, chối bỏ và chán nản – suy sụp không mang lại bất kỳ giá trị, năng lượng tích cực nào trong khi đó là những điểm đen mà người lãnh đạo phải vượt qua. Năng lượng và giá trị tích cực chỉ được sinh ra khi người lãnh đạo tự trong tâm thấy rằng phải chấp nhận sự thật, chấp nhận hoàn cảnh nhưng không cam chịu và tìm cách thay đổi. Lúc này, đội ngũ mới có năng lượng để tìm cách thức, phương án giải quyết vấn đề.
Sau quá trình thử nghiệm, đến một lúc phù hợp, các giải pháp được tích hợp vào hệ thống để triển khai, nhân rộng và sẵn sàng cho sự phát triển mạnh mẽ, chắc chắn hơn.
Tuy nhiên, một vấn đề được ông Việt chỉ ra là những người càng thành công trong quá khứ, thời gian “ngụp lặn” trong các điểm đen càng lâu, càng dễ rơi vào trạng thái không chấp nhận thực tại để có những thay đổi thiết thực và cụ thể nhằm xoay chuyển tình huống.
Để khắc phục điều này, trong sự kiện “Tổ chức đồng lòng – ngược dòng đại dịch” do JCI Hà Nội tổ chức, ông Việt cho rằng, người lãnh đạo cần trải qua ba giai đoạn quan trọng.
Một là giai đoạn nhận biết. Nhà lãnh đạo nên chuẩn bị một tâm thế cởi mở, tích cực hướng đến tương lai. Số phận doanh nghiệp nằm trong tay nhà lãnh đạo chứ không phải ai khác. Tâm thế đó cộng với những trải nghiệm phong phú trong quá trình làm việc sẽ giúp nhà lãnh đạo đưa tổ chức vượt qua chặng đường không có năng lượng mà đầy rẫy những yếu tố tiêu cực.
Hai là giai đoạn chấp nhận thực tại để đứng mũi chịu sào, thay đổi, thậm chí đánh đổi và dùng kỹ năng giải quyết vấn đề để xoay chuyển tình huống. Nếu áp dụng tốt kỹ năng này, nhà lãnh đạo sẽ tìm ra một hướng đi có lợi nhất cho doanh nghiệp và cộng đồng. Ngược lại, người lãnh đạo có thể ra các quyết định không hiệu quả hoặc khiến vấn đề nặng nề hơn nếu không nắm được các kỹ thuật, phương pháp và cách thức đủ tốt, đủ hiệu quả.
Vượt qua điểm đen tâm lý của người lãnh đạo
Hành trình tâm lý của nhà lãnh đạo.
Ông Việt lưu ý, làm chủ năng lực giải quyết vến đề rất quan trọng nhưng chưa đủ để nhà lãnh đạo có được giải pháp tốt nhất vì còn phụ thuộc vào ba loại vốn của doanh nghiệp, “có bột mới gột nên hồ”.
Loại vốn thứ nhất là những thứ tài sản có thể nhìn thấy được như tài chính, cơ sở vật chất, con người,…
Loại vốn thứ hai là năng lực, kỹ năng, phương pháp, bí quyết (know-how). Nếu có trải nghiệm và sự am hiểu, là chuyên gia trong lĩnh vực nào đó, người lãnh đạo sẽ ra các quyết định liên quan đến ngành, công việc đó hiệu quả hơn nhiều so với ra quyết định trong các môi trường xa lạ hoặc lĩnh vực không có chuyên môn sâu.
Loại vốn thứ ba là vốn quan hệ. Đây là loại vốn ai cũng có nhưng không phải ai cũng biết cách tận dụng cho hiệu quả. Sự uy tín, chính trực, chân thành, cởi mở và sự cho đi trong cộng đồng và mạng lưới quan hệ sẽ giúp người doanh nhân có được cảm tình và sự sẵn sàng hỗ trợ từ cộng đồng. Loại vốn này có thể dùng để bù đắp cho sự thiếu hụt của hai loại vốn còn lại.
Ba là giai đoạn thay đổi tổ chức. Nếu toàn bộ diễn biến trong các giai đoạn trước là cuộc chiến nội tâm của người lãnh đạo thì trong giai đoạn này, người lãnh đạo phải “chiến đấu” với những tư tưởng đã cũ của tất cả mọi người, kể cả với những người đã trung thành, cùng cam kết và từng đổ mồ hôi vì doanh nghiệp.
P/s: Bài viết của Đặng Hoa viết từ hội thảo Tổ chức đồng lòng - Ngược dòng đại dịch do JCI Hanoi tổ chứ. Xin đọc tiếp trên https://m.theleader.vn/vuot-qua-diem-den-tam-ly-cua-nguoi...
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận