Vũng Xoáy: Vàng vẫn là một thị trường bí mật?
Chỉ ba ngày sau khi văn bản ghi nhớ của Burns được soạn thảo, Tổng thống Ford đã gửi một bức thư tới Thủ tướng Đức Helmut Schmidt, đề cập đến lời khuyên của Burns:
NHÀ TRẮNG
WASHINGTON
Ngày 6 tháng 6 năm 1975
Kính gửi Ngài Thủ tướng:
…Chúng tôi… thực sự cảm thấy rằng một số biện pháp bảo vệ là cần thiết để đảm bảo rằng xu hướng đặt vàng trở lại ở trung tâm của hệ thống sẽ không phát triển. Chúng ta phải đảm bảo rằng không có cơ hội nào để các Chính phủ bắt đầu hoạt động kinh doanh vàng tích cực giữa họ với nhau nhằm mục đích tạo ra một khối các nước sử dụng vàng hoặc phục hồi sự phụ thuộc vào vàng như một phương án tiền tệ quốc tế chủ đạo. Dựa trên tầm nhìn về vấn đề lạm phát trên quy mô toàn thế giới, chúng ta cũng phải bảo vệ trước bất kỳ sự gia tăng lớn hơn nào của tính thanh khoản quốc tế. Nếu các Chính phủ hoàn toàn tự do giao thương với nhau ở mức giá xác định theo thị trường, chúng ta sẽ phải bổ sung vào vấn đề lạm phát mà chúng ta đang cùng đối mặt…
Trân trọng
Gerald R. Ford
Việc các ngân hàng trung ương thao túng thị trường vàng không chỉ diễn ra trong những năm 1970 mà tiếp tục trong nhiều thập kỷ tiếp theo. Vụ kiện theo Đạo luật Tự do Thông tin (FOIA) chống lại Hệ thống Dự trữ Liên bang của một nhóm vận động chính sách đã tiết lộ những biên bản cuộc họp thành lập Ủy ban Hối đoái và Vàng bí mật giữa các Thống đốc ngân hàng trung ương G-10 được tổ chức tại Ngân hàng Thanh toán Quốc tế vào ngày 7 tháng 4 năm 1997. Ủy ban này là sự thành công đối với kế hoạch cố định giá vàng London Gold Pool nổi tiếng trong thập kỷ 1960. Biên bản được chuẩn bị bởi Dino Kos của Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York, có đoạn:
Vào tháng 5 năm 1996, thị trường giao dịch 3 tỷ USD vàng mỗi ngày. Các hợp đồng hoán đổi chiếm 75% khối lượng… Theo truyền thống, vàng là một thị trường bí mật…
Hoạt động cho thuê vàng cũng là một phần nổi bật của thị trường và các ngân hàng trung ương cũng góp phần vào sự tăng trưởng hoạt động này. Đến lượt mình, các ngân hàng trung ương đã phản ứng lại với những áp lực yêu cầu họ phải biến tài sản phi lợi nhuận thành những tài sản tạo ra ít nhất là một khoản lợi nhuận dương nào đó… Các ngân hàng trung ương chủ yếu cho vay vàng với kỳ hạn từ 3 đến 6 tháng… Các ngân hàng trung ương có một phần trách nhiệm đối với thị trường cho thuê vàng vì chính hoạt động của nó đã tạo điều kiện để thị trường có thể khởi động… hoạt động của họ mà làm cho thị trường có thể bắt đầu… Vàng thực sự đóng vai trò như một quỹ chiến tranh và trong hệ thống tiền tệ quốc tế…
BIS tuyệt đối không bán vàng trong nhiều năm. BIS chỉ cho thuê một phần.
[Peter] Fisher (Hoa Kỳ)… lưu ý rằng giá vàng… từ trước đến nay không có xu hướng tăng lên bằng chi phí sản xuất. Điều này dường như cho thấy một sự mất cân bằng cung/cầu đang tiếp diễn… Ông có cảm giác rằng thị trường cho thuê vàng là một thành phần quan trọng trong câu đố này…
Mainert (Đức) đặt câu hỏi: một vụ bán vàng lớn sẽ ảnh hưởng như thế nào đến thị trường. Điều gì sẽ xảy ra nếu các ngân hàng trung ương bán 2500 tấn – tương đương với sản lượng một năm… Không ai trả lời câu hỏi của Mainert…
[Peter] Fisher giải thích rằng vàng của Mỹ thuộc về Ngân khố. Tuy nhiên, Ngân khố đã phát hành chứng chỉ vàng cho Ngân hàng Dự trữ và do đó vàng… cũng xuất hiện trên bảng cân đối của Cục Dự trữ Liên bang. Nếu có một đợt định giá lại đối với vàng, những chứng chỉ lại cũng được định giá tăng. Tuy nhiên, [để ngăn chặn bảng cân đối của FED mở rộng], điều này sẽ dẫn đến việc Chính phủ bán chứng khoán.
Gần đây hơn, vào ngày 17 tháng 9 năm 2009, cựu Thống đốc Hội đồng Cục Dự trữ Liên bang Kevin Warsh đã gửi một lá thư tới một công ty luật Virginia từ chối yêu cầu cung cấp tài liệu về hoạt động hoán đổi vàng của FED theo đạo luật FOIA. Cơ sở mà Kevin đưa ra là FED có quyền miễn trừ đối với “thông tin liên quan đến hoạt động dàn xếp hoán đổi với các ngân hàng nước ngoài thay mặt cho Hệ thống Dự trữ Liên bang”. Mặc dù từ chối yêu cầu theo đạo luật FOIA, nhưng lá thư của Warsh ít nhất cũng thừa nhận rằng các giao dịch hoán đổi của ngân hàng trung ương thực sự tồn tại.
Vào ngày 31 tháng 5 năm 2013, Eisuke Sakakibara, cựu Thứ trưởng Bộ Tài chính Nhật Bản, vui vẻ nhớ lại cách mà Chính phủ Nhật Bản đã bí mật mua 300 tấn vàng vào giữa những năm 1980. Thương vụ này không xuất hiện trong vị thế dự trữ của Ngân hàng Nhật Bản do Hội đồng Vàng Thế giới báo cáo, vì nó được thực hiện bởi Bộ Tài chính chứ không phải bởi ngân hàng trung ương.
Chúng tôi đã mua 300 tấn vàng vào những năm 1980 để in một đồng xu kỷ niệm cho sự kiện kỷ niệm 60 năm trị vì của Nhật hoàng Hirohito. Đó là một phi vụ vô cùng khó khăn. Chúng tôi đã làm việc thông qua JPMorgan và Citibank. Chúng tôi không thể để lộ hành động của mình vì nó là một lượng rất lớn và chúng tôi không muốn giá cả tăng lên nhiều. Vì vậy, chúng tôi mua vàng tương lai, vốn rất dễ thanh khoản và sau đó chúng tôi khiến thị trường ngạc nhiên bằng việc sẵn sàng nhận vàng! Một số thanh được giao là vàng 999 [99,90% tinh khiết], nhưng chúng tôi nấu chảy và tinh chế thành vàng 9999 [99,99% tinh khiết] bởi vì chúng tôi chỉ có thể sử dụng vàng tốt nhất cho Nhật hoàng.
Vàng được vận chuyển đến Nhật Bản bởi hãng Brinks trong tầng trên của hai chiếc Boeing 747 vốn được thiết kế để chuyên chở hàng hóa. Hai chiếc máy bay được huy động không phải vì trọng lượng của vàng mà để phân tán rủi ro. Brinks có hai người giám sát trên mỗi chuyến bay để luôn có một canh giữ vàng trong khi người kia ngủ.
Tài liệu nói trên chỉ là một phần nổi trên tảng băng trôi của hoạt động lũng đoạn thị trường vàng chính thức do các ngân hàng trung ương, các bộ tài chính và các đại diện ngân hàng tương ứng của mỗi bên thực hiện. Tuy nhiên, người ta vẫn bất đồng sâu sắc về việc các Chính phủ sử dụng kết hợp giữa hoạt động mua vàng, bán vàng, cho thuê, hoán đổi, tương lai và áp lực chính trị thao túng giá vàng để đạt được các mục tiêu chính sách. Họ đã làm như vậy trong nhiều thập kỷ qua kể từ khi Bretton Woods chấm dứt. Hoạt động bán hàng chính thức đã kiềm chế giá vàng được triển khai trên quy mô lớn bởi các ngân hàng trung ương phương Tây từ năm 1975 đến năm 2009 nhưng kết thúc đột ngột vào năm 2010, vì giá vàng phi mã và người dân đặt câu hỏi về sự khôn ngoan của việc bán một tài sản có giá trị như vậy.
Trường hợp nổi tiếng nhất và bị chỉ trích nặng nề nhất là việc bán 395 tấn vàng Anh do Bộ trưởng Tài chính Gordon Brown thực hiện trong một loạt phiên đấu giá từ tháng 7 năm 1999 đến tháng 3 năm 2002. Giá trung bình mà Anh nhận được là khoảng 275 USD/ounce. Lấy mức giá tham chiếu là 1500 USD/ounce, thiệt hại tài sản của người dân nước Anh do thấy bại của Brown đã vượt quá 17 tỷ USD. Nghiêm trọng hơn cả thiệt hại về tài sản là việc vị thế của Anh bị giảm đi đáng kể trong số các cường quốc vàng toàn cầu. Gần đây, biện pháp bán vàng như là một hình thức thao túng giá của các ngân hàng trung ương đã mất đi sức hấp dẫn do dự trữ vàng cạn kiệt, giá tăng và Hoa Kỳ công khai từ chối bán vàng của mình.
Các kỹ thuật thao túng giá mạnh hơn của các ngân hàng trung ương và đại diện ngân hàng tư nhân của họ liên quan đến hợp đồng hoán đổi, hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng tương lai hoặc hoạt động cho thuê. Những giao dịch “vàng giấy” này cho phép đòn bẩy cực lớn và gây áp lực giảm giá vàng, trong khi vàng vật chất rất hiếm khi rời khỏi hầm chứa cảu ngân hàng trung ương.
Một giao dịch hoán đổi vàng thường được tiến hành giữa hai ngân hàng trung ương như là một hình thức đổi vàng lấy tiền, với một lời hứa đảo ngược những giao dịch này trong tương lai. Trong thời gian chờ đợi, bên nhận tiền có thể đầu tư kiếm lời trong suốt thời gian có hiệu lực của hợp đồng hoán đổi.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận