24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Lê Nguyễn Trường Giang Vip
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

Vũng Xoáy: Trò chơi vàng

Bây giờ hãy tưởng tượng cùng một trò poker trên nhưng một người chơi khăng khăng sử dụng “quân bài hoang dã”. Trong một trò chơi có quân bài hoang dã, bất kỳ người chơi nào cũng có thể gán cho bất kỳ quân bài nào giá trị của quân khác để giúp người đó giành cù lũ hay xì tố.

Về mặt kỹ thuật, đây không phải là sự không chắc chắn của Knight, nhưng nó gần giống vậy. Ngay cả những người chơi poker giỏi nhất với kỹ năng tính toán xuất sắc cũng không thể tính toán các tỷ lệ lên bài với quân bài hoang dã. Đó là lý do tại sao những người chơi poker chuyên nghiệp ghét trò quân bài hoang dã trong khi tay chơi nghiệp dư lại thích. Quân bài hoang dã cũng là một đại diện tốt cho sự phức hợp. Việc biến con hai bích thành con át tép chỉ vì tự nhiên thích thế cũng giống như một giai đoạn chuyển tiếp – không thể đoán trước, tức thời, và có khả năng gây ra hậu quả thảm khốc nếu một người đang ở bên thua cuộc.

Tác phẩm của Knight ra đời 40 năm trước khi lý thuyết về sự phức hợp xuất hiện, trước khi máy tính ra đời để triển khai những nghiên cứu tiên tiến về sự ngẫu nhiên và hệ thống ngẫu nhiên. Cách phân chia địa hạt tài chính của ông thành hai thế giới đen trắng rõ ràng của rủi ro và sự không chắc chắn rất hữu ích vào thời điểm đó, nhưng ngày nay, thế giới có nhiều màu xám hơn.

Số ngẫu nhiên là những con số không thể dự đoán nhưng có thể gán giá trị dựa trên xác suất xảy ra qua thời gian hoặc trong một chuỗi dài. Từng đồng xu và chơi bài là những ví dụ quen thuộc. Không ai biết được lần tung đồng xu tiếp theo sẽ sấp hay ngửa, và cũng không thể biết quân tiếp theo trong bộ bài là át hay bích, nhưng bạn có thể tính toán tỷ lệ. Các mô hình ngẫu nhiên có hệ thống (stochastic models) mô tả các hệ thống dựa trên các số liệu đầu vào ngẫu nhiên. Những hệ thống này không xác định được nhưng tính xác suất được, và khi áp dụng cho thị trường tài chính, chúng cho phép xác định giá và giá trị dựa trên xác suất. Đây là định nghĩa rủi ro của Knight. Các hệ thống ngẫu nhiên có thể bao gồm các hàm phi tuyến tính, hoặc các số mũ, biến những thay đổi nhỏ ở đầu vào thành những thay đổi lớn trong kết quả đầu ra.

Các mô hình ngẫu nhiên có hệ thống được bổ sung bằng phép tính tích phân đo lường định lượng, và phép tính vi phân đo lường sự thay đổi. Hồi quy, những liên kết ngược của một biến với biến khác, cho phép các nhà nghiên cứu xác định tương quan giữa những sự kiện nhất định. Nguyên tắc phân loại này của số ngẫu nhiên, hệ thống ngẫu nhiên, hàm phi tuyến tính, các phép tính toán và hồi quy đã hình thành nên bộ công cụ của nền tài chính hiện đại. VIệc áp dụng bộ công cụ này vào công tác định giá phái sinh, giá trị rủi ro, chính sách tiền tệ và dự báo kinh tế đưa người thực hành đến với đường biên của lý thuyết kinh tế.

Vượt ra ngoài đường biên chính là lý thuyết về sự phức hợp. Sự phức hợp đã không được kinh tế học chính thống đón nhận nồng nhiệt, phần vì nó cho thấy nhiều nghiên cứu kinh tế trong nửa thế kỷ vừa qua không có ý nghĩa hoặc sai lầm nghiêm trọng. Sự phức hợp là một ví dụ tinh túy của khoa học mới đảo ngược các mô hình khoa học cũ. Sự thất bại của các nhà kinh tế trong việc nắm bắt khoa học mới của sự phức hợp đã phần nào giải thích tại sao những vụ sụp đổ của thị trường vào các năm 1987, 1998, 2000 và 2008 lại bất ngờ và nghiêm trọng hơn các chuyên gia tin tưởng.

Sự phức hợp là cách để hiểu những động năng của các vòng lặp phản hồi thông qua các hàm đệ quy. Chúng có rất nhiều bước lặp đồng thời xảy ra, mà kết quả bùng nổ có thể xuất hiện từ những nguyên nhân nhỏ đến mức không thể quan sát được. Một ví dụ là bom nguyên tử. Các nhà vật lý biết rằng khi uranium được làm giàu cao độ được thiết kế đến một trạng thái trọng yếu và một máy phát neutron được sử dụng, nó có thể gây ra một vụ nổ san bằng cả thành phố nhưng họ không biết chính xác hạt hạ nguyên tử nào sẽ bắt đầu phản ứng dây chuyền. Các nhà kinh tế học hiện đại dành thời gian tìm kiếm hạt hạ nguyên tử trong khi bỏ qua trạng thái trọng yếu của hệ thống. Họ đang tìm kiếm các bông tuyết mà bỏ qua trận tuyết lở.

Một thuộc tính chính thức của các hệ thống phức hợp là kích thước của sự kiện tồi tệ nhất có thể xảy ra là một hàm mũ của thang hệ thống. Điều này có nghĩa là, khi quy mô của một hệ thống phức tạp tăng gấp đôi, thì rủi ro hệ thống không tăng gấp đôi. Nó có thể tăng lên 10 lần hoặc nhiều hơn. Đây là lý do tại sao mỗi sự sụp đổ tài chính ập đến như một “bất ngờ” đối với các ngân hàng và nhà quản lý. Khi quy mô hệ thống được tăng lên bởi các phái sinh, rủi ro hệ thống tăng trưởng theo hàm số mũ.

Trạng thái trọng yếu trong một hệ thống có nghĩa là nó nằm trên bờ vực của sự sụp đổ. Không phải mọi hệ thống phức hợp đều ở trong tình trạng nguy kịch, vì một số hệ thống có thể ổn định hoặc dưới mức trọng yếu. Một thách thức đối với các nhà kinh tế học là các hệ thống phức hợp không ở trạng thái trọng yếu thường cư xử giống như các hệ thống không phức hợp, và các đặc tính ngẫu nhiên có hệ thống của chúng có thể tỏ ra ổn định và đoán trước được ngay trước thời điểm trọng yếu, thời điểm các đặc tính phóng đại ra và một thảm họa bùng nổ, quá muộn để dừng lại. Một lần nữa, ví dụ uranium được làm giàu chính là minh họa tốt nhất. Một khối uranium nặng 35 pound có hình dáng một khối lập phương không chứa rủi ro. Nó là một hệ thống phức hợp – các hạt hạ nguyên tử tương tác, thích ứng và phân rã – nhưng không có thảm họa nào sắp xảy ra. Nhưng khi khối uranium được thiết kế chính xác thành hai phần, một phần có kích thước bằng quả bưởi và một như cây gậy bóng chày, và chúng được ép chặt với nhau bằng chất nổ liều cao, thì kết quả là một vụ nổ hạt nhân hình thành. Hệ thống đi từ dưới điểm trọng yếu lên điểm trọng yếu thông qua quá trình thiết kế.

Các hệ thống phức hợp cũng có thể đi từ dưới điểm trọng yếu lên điểm trọng yếu một cách tự phát. Chúng biển đổi theo cùng cách mà một con sâu bướm biến thành một con bướm, một quy trình mà các nhà vật lý gọi là “trạng thái trọng yếu tự tổ chức” (self-organized criticality). Đây là đặc trưng của các hệ thống xã hội, bao gồm thị trường vốn. Hôm nay, thị trường chứng khoán hoạt động tốt và ngày mai, nó bất ngờ sụp đổ. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán kéo dài một ngày với 22,6% vào thứ Hai, ngày 19 tháng 10 năm 1987, và “sụp đổ chớp nhoáng” trong 10 phút “sét đánh” với 7% vào ngày 6 tháng 5 năm 2010 là hai ví dụ về hệ thống tài chính tự tổ chức thành trạng thái trọng yếu. Tại thời điểm đó, chỉ cần một bông tuyết hoặc mệnh lệnh bán để khởi động quá trình sụp đổ. Tất nhiên, sau khi sự đã rồi, người ta có thể lần ngược lại quá khứ và tìm ra lệnh bán hàng được cho là đã khởi động quá trình sụp đổ đó (giống như chuyện đi tìm bông tuyết vậy). Nhưng vấn đề không phải là lệnh bán đó. Vấn đề là trạng thái của hệ thống.

Trò chơi vàng

Việc thao túng thị trường vàng của ngân hàng trung ương là một ví dụ về hành động trong một hệ thống phức hợp có thể đẩy hệ thống đạt đến trạng thái trọng yếu.

Chuyện các ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường vàng không mới, cũng chẳng có gì đáng ngạc nhiên. Khi mà vàng là tiền, và các ngân hàng trung ương kiểm soát tiền, thì các ngân hàng trung ương phải kiểm soát vàng. Trước khi vàng bắt đầu được đưa vào quá trình phi tiền tệ hóa từng phần từ giữa những năm 1970, sự tham gia của ngân hàng trung ương vào thị trường vàng dường như không phải vì mục đích thao túng mà là vấn đề chính sách, mặc dù chính sách này đã được thực hiện không minh bạch.

Trong kỷ nguyên hậu Bretton Woods, đã có vô số hành vi thao túng thị trường vàng của các ngân hàng trung ương được lên kế hoạch hết sức chi tiết. Năm 1975, Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Arthur Burns đã viết một bản ghi nhớ bí mật gửi Tổng thống Gerald Ford, trong đó có đoạn:

Vấn đề lớn đặt ra là liệu các ngân hàng trung ương và các Chính phủ có nên được tự do mua vàng hay không… tại các mức giá được xác định theo thị trường… Cục Dự trữ Liên bang phản đối…

Việc sớm loại bỏ những giới hạn hiện tại đối với… hoạt động mua chính thức từ thị trường tư hân có thể giải phóng thế lực và kích động các hành động gia tăng tầm quan trọng tương đối của vàng trong hệ thống tiền tệ…

Sự tự do như vậy sẽ tạo động lực khuyến khích các Chính phủ định giá số lượng vàng chính thức mà họ đang sở hữu theo một mức giá thị trường… Khả năng thanh khoản được tạo ra ở mức độn bất thường như vậy có thể phá hỏng những nỗ lực của chúng ta… để đưa lạm phát vào tầm kiểm soát…

Trong khi trao đổi với Bundesbank, tôi đã thu được một tin mật… rằng Đức sẽ không mua vàng, cả từ thị trường lẫn Chính phủ khác, với giá cao hơn giá chính thức 42,22 USD/ounce.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Lê Nguyễn Trường Giang Vip

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả