menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Nguyễn Trường Giang

Vũng Xoáy: Hình thành giao dịch vàng trong tương lai

Các giao dịch vàng kỳ hạn và tương lai được thực hiện hoặc là giữa các ngân hàng tư nhân và đối tác, hoặc trên các sàn giao dịch. Đây là những hợp đồng cam kết giao vàng tại một ngày trong tương lai.

Sự khác biệt giữa một hợp đồng kỳ hạn và một hợp đồng tương lai là hợp đồng kỳ hạn được giao dịch trên thị trường phi tập trung với một đối tác đã biết, trong khi một hợp đồng tương lai được giao dịch một cách ẩn danh trên sàn giao dịch. Các bên lời hoặc lỗ tùy thuộc vào việc giá vàng tăng hay giảm giữa ngày ghi trên hợp đồng và ngày giao hàng trong tương lai.

Trong một thỏa thuận cho thuê, một ngân hàng trung ương dùng vàng của mình cho một ngân hàng tư nhân thuê với một khoản phí cho thuê cụ thể. Sau đó, ngân hàng tư nhân sẽ bán nó trên cơ sở hợp đồng kỳ hạn. Khi một ngân hàng trung ương cho thuê vàng, nó cung cấp cho các ngân hàng tư nhân một vị thế cần thiết để thực hiện việc bán vàng.

Thị trường kỳ hạn sẽ được khuếch đại bởi phương pháp bán vàng không phân bổ (unallocated gold). Khi một ngân hàng bán vàng không phân bổ cho khách hàng, khách hàng không sở hữu những thanh vàng cụ thể. Điều này cho phép các ngân hàng bán nhiều hợp đồng cho nhiều bên trên cơ sở cùng một số vàng. Trong các giao dịch được phân bổ, khách hàng có quyền trực tiếp với những thanh vàng được đánh số cụ thể trong hầm chứa.

Những dàn xếp này có một điểm chung, đó là vàng vật chất ít khi được di chuyển và cùng một số vàng có thể được sử dụng để cam kết nhiều lần nhằm hỗ trợ nhiều hợp đồng.

Nếu Ngân hàng Dự trữ Liên bang New York cho JPMorgan ở London thuê 100 tấn vàng, JPMorgan sau đó sẽ có quyền sở hữu hợp pháp theo hợp đồng thuê, nhưng vàng vẫn ở trong hầm chứa của New York. Với vị thế hợp pháp trong tay, JPMorgan có thể bán cùng một số vàng đó 10 lần cho các khách hàng khác trên cơ sở phân không bổ.

Tương tự, một ngân hàng như HSBC có thể tham gia vào thị trường tương lai và bán 100 tấn vàng cho một khách hàng để giao vàng sau ba tháng mà không cần đến vàng vật chất. Người bán chỉ cần đáp ứng các yêu cầu ký quỹ bằng tiền mặt, chỉ bằng một phần nhỏ so với giá trị của vàng. So với việc bán vàng vật chất ồ ạt, các giao dịch vàng giấy có đòn bẩy hiệ hiệu quả hơn rất nhiều trong việc điều chỉnh giá thị trường so sánh, vì vàng không phải rời khỏi hầm chứa của ngân hàng trung ương nên tổng sức bán lớn hơn nhiều lần so với số vàng có trong tay.

Cách dễ nhất để các ngân hàng trung ương ngụy trang hành động của họ trên thị trường vàng là sử dụng các trung gian ngân hàng như JPMorgan. Cha đẻ của tất cả các trung gian ngân hàng là Ngân hàng Thanh toán Quốc tế, có trụ sở tại Basel, Thụy Sĩ. Khách hàng của BIS là các ngân hàng trung ương trên thị trường vàng, điều này không có gì đáng ngạc nhiên; trên thực tế, nó là một lý do khai sinh ra BIS vào năm 1930. BIS thực hiện sổ sách và báo cáo tài chính của mình bằng đồng SDR, cũng như IMF.

Trang web của BIS ghi rõ, “Khoảng 90% đơn hàng của khách được tính bằng tiền tệ, phần còn lại bằng vàng… Các khoản vàng gửi lên đến 17,6 tỷ SDR [khoảng 27 tỷ USD] vào ngày 31 tháng 3 năm 2013… Ngân hàng sở hữu 115 tấn vàng tinh chế vào ngày 31 tháng 3 năm 2013.

Báo cáo thường niên thứ 83 của BIS cho giai đoạn kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm 2013 viết:

Ngân hàng giao dịch… vàng thay mặt cho khách hàng, qua đó cung cấp khả năng tiếp cận một cơ sở thanh khoản lớn trong bối cảnh, ví dụ, tái cân bằng thường xuyên các danh mục dự trữ hoặc những thay đổi lớn trong việc phân bổ tiền tệ dự trữ… Ngoài ra, Ngân hàng cung cấp các dịch vụ liên quan đến vàng như mua bán, trương mục dự phòng, nâng cấp, tinh giản và trao đổi địa điểm.

Tài khoản trả ngay (sight account) bằng vàng không phân bổ, còn tài khoản dự phòng bằng vàng có phân bổ. Trong tài chính, trả ngay là một thuật ngữ pháp lý cũ có nghĩa là “có thể thanh toán theo yêu cầu hoặc ngay khi xuất trình”, mặc dù không yêu cầu phải sẵn có vàng cho đến khi yêu cầu thực sự được đưa ra. BIS đạt được cùng một đòn bẩy như các ngân hàng tư nhân của nó thông qua thông hợp đồng thuê, kỳ hạn và tương lai.

Đáng chú ý là chú thích số 15 của các chính sách kế toán trong báo cáo thường năm 2010 của BIS cho biết: “Các khoản cho vay bằng vàng bao gồm những khoản cho vay bằng vàng ấn định kỳ hạn cho các ngân hàng thương mại”. Cũng trong chú thích này trên báo cáo năm 2013 cho biết: “Các khoản cho vay bằng vàng bao gồm các khoản cho vay bằng vàng ấn định kỳ hạn”. Rõ ràng là đến năm 2013, BIS cho rằng sẽ khôn ngoan hơn khi che giấu sự thật là BIS có giao dịch với các ngân hàng thương mại tư nhân. Sự phủ nhận này là hợp lý, vì BIS là một trong những kênh truyền tải chính của các chính sách thao túng thị trường vàng. Các ngân hàng trung ương gửi vàng cho BIS, sau đó BIS sử dụng số vàng này cho các ngân hàng thương mại thuê. Những ngân hàng thương mại này lại bán số vàng đi thuê trên cơ sở không phân bổ, cho phép họ thu về 10 USD hoặc nhiều hơn tiền bán vàng trên mỗi dollar vàng gửi tại BIS. Áp lực vô cùng lớn đối với việc giảm giá đang diễn ra trên thị trường vàng, nhưng không có thỏi vàng vật chất nào bị đổi chủ. Đây là một hệ thống tốt cho việc đàn áp giá vàng.

Trong khi không ai còn nghi ngờ gì về sự hiện diện của các ngân hàng trung ương trên thị trường vàng, thì thời gian và địa điểm chính xác của các hành động thao túng mà họ thực hiện thì không được tiết lộ. Tuy nhiên vẫn có thể suy diễn được. Chẳng hạn, ngày 18 tháng 9 năm 2009, IMF đã cho phép bán 403,3 tấn vàng. Trong số đó, 212 tấn đã được bán trong tháng 10 và tháng 11 năm 2009 cho các ngân hàng trung ương của Ấn Độ, Mauritius và Sri Lanka.

Thêm 10 tấn nữa được bán cho Ngân hàng Trung ương Bangladesh vào tháng 9 năm 2010. Những thương vụ này được thực hiện bằng cách dàn xếp trước để tránh gây ảnh hưởng đến thị trường. Việc bán 181,3 tấn còn lại bắt đầu vào ngày 17 tháng 02 năm 2010, nhưng danh tính người mua chưa bao giờ được tiết lộ. IMF tuyên bố một vụ bán vàng khác đang “trên thị trường” nhưng cũng cho biết “việc bắt đầu bán vàng trên thị trường không ngăn cản việc bán thêm vàng ngoài thị trường, trực tiếp cho các ngân hàng trung ương quan tâm hoặc các chủ sở hữu chính thức khác”. Nói cách khác, rất có thể 181,3 tấn đã đến Trung Quốc hoặc BIS.

Cùng lúc với việc IMF thông báo và thực hiện hoạt động bán vàng, BIS cũng báo cáo một sự tăng mạnh trong lượng vàng mà họ sở hữu. Vàng của BIS đã tăng từ 154 tấn vào cuối năm 2009 lên hơn 500 tấn vào cuối năm 2010. Có thể IMF đã chuyển sang BIS một phần của số vàng chưa được công bố – 181,3 tấn cho BIS và Ban Ngân hàng của BIS, khi đó nằm dưới sự kiểm soát của Gϋnter Pleines, một cựu Giám đốc ngân hàng trung ương từ Đức, đã bán vàng cho Trung Quốc.

Cũng có thể là dòng vàng lớn đến từ các giao dịch hoán đổi vàng của những ngân hàng châu Âu đang tuyệt vọng cố gắng huy động tiền mặt để trả nợ vì giá trị tài sản của họ đã sụp đổ trong suốt cuộc khủng hoảng công. Câu trả lời không được tiết lộ, nhưng dù sao đi nữa, BIS đã sẵn sàng tạo điều kiện cho những hoạt động không minh bạch như vậy trên thị trường vàng như nó đã làm cho Đức Quốc xã và các nước khác từ năm 1930.

Một số bằng chứng thuyết phục nhất cho việc thao túng thị trường vàng đến từ một nghiên cứu được thực hiện bởi bộ phận nghiên cứu của một trong những quỹ đầu cơ vĩ mô toàn cầu lớn nhất thế giới. Nghiên cứu này lien quan đến hai chương trình đầu tư giả định trong khoảng thời gian 10 năm, từ năm 2003 đến năm 2013. Một chương trình sẽ hàng ngày mua vàng tương lai tại mức giá mở cửa trên sàn giao dịch COMEX New York và bán tại mức giá đóng cửa. Chương trình kia sẽ mua vàng khi hoạt động giao dịch ngoài giờ bắt đầu và bán ngay trước khi COMEX mở cửa vào ngày hôm sau.

Có nghĩa là một chương trình sẽ hoạt động theo khung giờ của phiên giao dịch chính thức ở New York và chương trình kia sẽ hoạt động trong khung giờ ngoài phiên giao dịch. Trong một thị trường không bị lũng đoạn, hai chương trình này nên đưa ra kết quả gần như giống hệ nhau theo thời gian, bất chấp những sự biến động trong ngày.

Trên thực tế, chương trình New York đã cho thấy những thua lỗ nghiêm trọng, trong khi chương trình ngoài phiên giao dịch lại cho thấy lợi nhuận ngoạn mục vượt xa mức giá trên thị trường vàng trong cùng thời kỳ. Hướng suy diễn không thể tránh khỏi là những kẻ thao túng đã ập vào phiên đóng cửa New York, tạo ra những cơ hội kiếm lời vượt trội cho những người giao dịch ngoài giờ. Vì giá vàng của phiên đóng cửa ở New York là “giá” vàng được báo cáo rộng rãi nhất nên động lực để làm điều này tương đối rõ ràng.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Lê Nguyễn Trường Giang

Bấm theo dõi để nhận thêm nội dung bổ ích từ chuyên gia này.

Tìm hiểu thêm về chuyên gia.

Hãy chọn VIP/PRO hàng đầu để nhận kho bài viết chuyên sâu

2 Yêu thích
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại