Vũng Xoáy: Để đánh giá rủi ro của sự sụp đổ tài chính không phải ngồi hình dung một trận tuyết lở
Không ai thực sự hiểu được giá vàng và tôi cũng không giả vờ hiểu chúng làm gì. Một trận tuyết lở là một phép ẩn dụ thích hợp cho sự sụp đổ tài chính. Thật vậy, nó còn hơn một phép ẩn dụ, bởi vì các phân tích hẹ thống của một cơn bão tuyết giống hệt với việc phân tích các đợt sụp đổ của ngân hàng nối tiếp nhau như thế nào.
Tôi nghĩ rằng, vào lúc này, nền văn minh toàn cầu đã vượt quá giới hạn của nó… vì nó đã tạo ra một sự sùng bái tiền bạc- Đức Giáo hoàng Francis (26 tháng 7 năm 2013)
Những bông tuyết và trận lở tuyết
Một trận tuyết lở bắt đầu với một bông tuyết rơi gây ảnh hưởng đến những bông tuyết khác, khi mà xung lượng tăng dần rồi vượt khỏi tầm kiểm soát. Bông tuyết giống như một sự thua lỗ của ngân hàng, theo sau là sự hoảng loạn dây chuyền, kết thúc với những chuyên gia tài chính bị sa thải và phải cuốn gói khỏi văn phòng ở các công ty Phố Wall, trên tay ôm bức ảnh lồng khung và cốc cà phê. Cả tuyết lở lẫn hoảng loạn trong ngân hàng đều là những ví dụ về các hệ thống phức tạp trải qua những gì mà các nhà vật lý gọi là quá trình chuyển đổi giai đoạn: sự chuyển đổi nhanh chóng, không lường trước từ trạng thái ổn định sang tan rã, cuối cùng dừng lại ở một trạng thái hoàn toàn không giống với điểm bắt đầu. Động năng là như nhau, cũng là các hàm toán học đệ quy được sử dụng trong việc dựng mô hình các quy trình. Điều quan trọng hơn cả, mối quan hệ giữa tần suất và mức độ nghiêm trọng của các sự kiện tính theo thang hệ thống, được gọi là phân bố mức độ, cũng giống nhau.
Để đánh giá rủi ro của sự sụp đổ tài chính, người ta không nên chỉ ngồi hình dung ra một trận tuyết lở, mà phải nghiên cứu nó. Lý thuyết về sự phức hợp, được phát triển lần đầu tiên vào đầu những năm 1960, được xem là non trẻ so với lịch sử khoa học, nhưng nó cung cấp cái nhìn sâu sắc về cách hành xử của các hệ thống phức tạp.
Nhiều nhà phân tích sử dụng những từ như phức hợp (complex) và phức tạp (complicated) thay thế cho nhau, nhưng như vậy không chính xác. Một cơ chế phức tạp, giống như đồng hồ trên quảng trường St. Mark ở Venice, có thể có nhiều bộ phận chuyển động, nhưng nó được lắp ráp và tháo rời theo những cách đơn giản. Khi các bộ phận không thích ứng với nhau, đồng hồ không thể đột nhiên biến thành con chim sẻ và bay đi.
Ngược lại, các hệ thống phức hợp đôi khi biến hình và bay đi, hoặc trượt xuống núi, hoặc phá hủy các quốc gia. Các hệ thống phức hợp bao gồm các bộ phận chuyển động, được gọi là các tác nhân tự trị, nhưng chúng không chỉ chuyển động. Những tác nhân này đa dạng, liên kết, tương tác và thích nghi. Sự đa dạng và tính kết nối của chúng có thể được mô phỏng ở một mức độ hạn chế, nhưng sự tương tác và thích ứng nhanh chóng phân ra thành vô số các kết quả có thể được mô phỏng theo lý thuyết nhưng không phải trong thực tế. Nói một cách khác, người ta biết rằng những điều tồi tệ có thể xảy ra nhưng không bao giờ biết chính xác tại sao.
Đồng hồ treo tường, đồng hồ đeo tay và động cơ là những ví dụ của những hệ thống phức tạp nhưng không phức hợp. Ngược lại với các hệ thống phức hợp phổ biến, bao gồm động đất, bão, lốc xoáy và băng thông vốn. Mỗi con người là một hệ thống phức tạp. Một tỷ người tham gia vào việc kinh doanh chứng khoán, trái phiếu và các phái sinh tạo thành một hệ thống vô cùng phức hợp, thách thức sự hiểu biết chứ chưa nói đến việc tính toán.
Thách thức về tính toán này không có nghĩa là các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý rủi ro nên đầu hàng hay sử dụng các mô hình dựa vào niềm tin như “giá trị rủi ro”. Việc quản lý rủi ro có thể thực hiện được bằng cách kết hợp đúng các công cụ phức hợp và một điều thiết yếu khác: khiêm tốn hiểu rằng những gì chúng ta biết chỉ là hạt cát mà thôi.
Hãy xem xét trận tuyết lở. Những người leo núi và trượt tuyết gặp rủi ro không bao giờ biết được khi nào trận tuyết lở sẽ bắt đầu hoặc bông tuyết nào sẽ gây ra điều đó. Nhưng họ biết rằng, một số điều kiện nhất định nguy hiểm hơn những điều kiện khác và có thể áp dụng các biện pháp phòng ngừa.
Họ sẽ quan sát cẩn thận tình trạng ướt hoặc khô của tuyết, nhiệt độ không khí và tốc độ gió. Quan trọng nhất, những người leo núi quan sát quy mô khối tuyết, hay những gì các nhà vật lý gọi là quy mô hệ thống. Những người đang ở trong tình cảnh nguy hiểm biết rằng một khối tuyết lớn có thể gây ra không chỉ một trận tuyết lở, mà trận tuyết đó sẽ mạnh lên theo hàm số mũ. Giải pháp hợp lý là chọn hạ trại ở các ngôi làng tránh xa đường dốc, trượt tuyết ngoài đường trượt và chọn núi không có tuyết để leo. Những người leo núi cũng có thể dọn dẹp các khối tuyết bằng chất nổ. Người ta không thể dự đoán được những vụ sạt lở, nhưng có thể thể cố gắng giữ an toàn.
Trong thị trường vốn, cơ quan quản lý thường không giữ được an toàn. Thay vào đó, chúng gia tăng nguy cơ. Cho phép các ngân hàng tích lũy phái sinh cũng giống như bỏ qua sự tích tụ của tuyết. Cho phép JPMorgan Chase phát triển lớn hơn cũng giống như xây dựng một ngôi làng ngay trên tuyến đường sạt lở. Sử dụng giá trị rủi ro để đo lường mức độ nguy hiểm của thị trường cũng giống như việc xây dựng một thang trượt tuyết đến đúng chỗ tuyết không ổn định nhất, rồi miễn phí lên thang cho tất cả mọi người. Chính sách quản lý tài chính hiện tại là sai lầm bởi vì các mô hình quản lý rủi ro không có gì an toàn.
Thậm chí, bất ổn hơn nữa chính là việc các nhà điều hành ở Phố Wall biết rằng những mô hình này là không an toàn nhưng vẫn sử dụng vì chúng cho phép có đòn bẩy cao hơn, lợi nhuận lớn hơn và tiền thưởng lớn hơn. Các nhà quản lý nghi ngờ nhưng cũng hùa theo, thường với hy vọng có thể kiếm được một dự án hay một chân trong ngân hàng mà họ giám sát. Nói một cách ẩn dụ, lâu dài cảu các ngân hàng nằm tít trên đỉnh núi, tách biệt với làng mạc phía dưới, trong khi dân làng, những người dân bình thường ở Mỹ và trên khắp thế giới, đang sống ngay trên tuyến đường tuyết lở.
Những trận sạt lở tài chính đang bị kích động bởi lòng tham, nhưng lòng tham không phải là một lời giải thích đầy đủ. Hành vi ký sinh của ngân hàng, kết quả của một giai đoạn chuyển đổi văn hóa, hoàn toàn là đặc điểm của một xã hội bên bờ sụp đổ. Của cải không còn được tạo ra mà bòn rút từ những người khác. Hành vi ký sinh không chỉ giới hạn trong ngân hàng. Nó cũng lây nhiễm các quan chức Chính phủ cao cấp, Giám đốc điều hành doanh nghiệp và tầng lớp xã hội ưu tú.
Chìa khóa để bảo tồn của cải là để hiểu được các quy trình phức tạp và tìm kiếm nơi ẩn náu khỏi dòng lũ tuyết ập xuống. Các nhà đầu tư không vô vọng trước sự suy đồi của tầng lớp tinh hoa này.
Rủi ro, sự không chắc chắn và tính trọng yếu
Sự giải thích đầu tiên về rủi ro tài chính xuất phát từ công trình Rủi ro, Sự bất định và Lợi nhuận (Risk, Uncertainty and Profit) của Frank H. Knight năm 1921. Knight phân biệt giữa rủi ro, theo ông có nghĩa là một kết quả không biết rõ nhưng vẫn có thể được lập mô hình với một mức độ kỳ vọng hoặc xác suất và sự không chắc chắn một kết quả không biết rõ và không thể lập mô hình được. Trò poker Texas Hold’em là một ví dụ về rủi ro khi Knight sử dụng thuật ngữ này. Khi một lá bài sắp được lật lên, người chơi không biết trước điều gì sẽ xảy ra, nhưng anh ta biết chắc chắn rằng nó sẽ là 1 trong số 52 khả năng duy nhất trong một bộ bài 4 chất. Khi nhiều quân bài hơn được lật lên, sự chắc chắn tăng lên vì một số kết quả đã được loại bỏ bởi lượt chơi trước. Người chơi đón nhận rủi ro nhưng không xử lý một cách hoàn toàn không chắc chắn.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận