Vùng kháng cự và hỗ trợ
Vùng kháng cự và vùng hỗ trợ là một phương pháp phân tích kỹ thuật được các trader áp dụng rộng rãi. Nhờ xác định đúng vùng hỗ trợ và kháng cự, các trader sẽ dễ dàng lựa chọn các điểm vào lệnh, cắt lỗ và chốt lời an toàn. Tuy nhiên trên thực tế, không phải trader nào cũng nắm rõ và biết cách áp dụng phương pháp phân tích này, đặc biệt là nhà đầu tư F0.
Làm thế nào để giao dịch hiệu quả thông qua kháng cự và hỗ trợ? Trong bài viết này, 24h Money sẽ giúp bạn giải đáp toàn bộ vấn đề trên. Các bạn hãy theo dõi nhé.
1. Vùng kháng cự, hỗ trợ là gì?
Kháng cự và hỗ trợ là các vùng giá trong quá khứ mà tại đó giá đảo chiều hoặc di chuyển chậm lại trước khi tiếp tục xu hướng. Và điều này có khả năng lặp lại trong tương lai.
- Tại các vùng giá đi lên rồi sau đó điều chỉnh giảm trở lại thì vùng cao nhất trước khi điều chỉnh gọi là kháng cự (resistance).
- Ngược lại, khi thị trường có dấu hiệu tăng trở lại, vùng thấp nhất trước khi bắt đầu tăng trở lại sẽ trở thành hỗ trợ (support).
Đây là khu vực cho thấy tâm lý giao dịch của trader khi tham gia vào thị trường, nên vùng kháng cự và hỗ trợ có thể xem là vùng giao dịch giữa phe mua và bán. Phe nào mạnh hơn thì phe đó thắng. Từ điều này, chúng ta hình thành ra hai ngưỡng hỗ trợ và kháng cự như sau:
- Ngưỡng hỗ trợ là vùng mà các trader kỳ vọng giá sẽ tăng cao hơn. Tại đây phe mua đang chiếm ưu thế hơn so với phe bán.
- Ngưỡng kháng cự là vùng mà các trader kỳ vọng giá sẽ giảm thấp hơn. Tại đây phe bán đang chiếm ưu thế hơn phe mua.
Ví dụ về kháng cự và hỗ trợ
- Khi giá đi lên và giảm điều chỉnh, vùng đỉnh cao nhất đạt được trước khi giá tiếp tục xu hướng tăng gọi là vùng kháng cự. Hiểu đơn giản, kháng cự được tạo nên từ các đỉnh của xu hướng. Khi giá gần với mức kháng cự, người bán giao dịch nhiều hơn, còn người mua thì ít đi.
- Khi giá tiếp tục tăng trở lại sau điều chỉnh, vùng đáy thấp nhất đạt được trước khi giá điều chỉnh trở lại gọi là vùng hỗ trợ. Dễ hiểu hơn, hỗ trợ được tạo nên từ các đáy của xu hướng. Khi giá gần mức hỗ trợ, người mua sẽ thấy giao dịch nhiều hơn, trong khi người bán thì ít đi
Các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự này có thể lặp đi lặp lại rất nhiều lần từ trong quá khứ đến tương lai. Trong một xu hướng tăng, sẽ thường tạo ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đi lên. Trong xu thế giảm, sẽ tạo ra các ngưỡng hỗ trợ và kháng cự đi xuống.
Không phải lúc nào hỗ trợ và kháng cự có thể được giữ vững. Chúng hoàn toàn có thể bị phá vỡ. Trong trường hợp bị phá vỡ, hỗ trợ sẽ trở thành kháng cự, và kháng cự trở thành hỗ trợ.
Phân loại kháng cự và hỗ trợ
Có rất nhiều loại hỗ trợ và kháng cự khác nhau trên thị trường. Dưới đây là 4 loại được sử dụng phổ biến nhất hiện nay.
- Kháng cự và hỗ trợ ngang: Được vẽ bởi một đường giá ngang xác định trong quá khứ, có thể kháng cự, hỗ trợ cũ. Đây là loại kháng cự và hỗ trợ cơ bản nhất, được đa số các trader đều biết.
- Hỗ trợ và kháng cự xu hướng: Được vẽ bởi các đường xu hướng dốc lên hoặc dốc xuống bằng cách sử dụng ít nhất 2 đỉnh hoặc 2 đáy. Trong một kênh giá, đường xu hướng bên trên là đường kháng cự, đường bên dưới là hỗ trợ.
- Hỗ trợ kháng cự Fibonacci: Là các mức hỗ trợ kháng cự được vẽ dựa theo tỷ lệ Fibonacci. Chúng thường được sử dụng làm mục tiêu giá.
- Hỗ trợ và kháng cự động: Được xác định dựa trên các chỉ báo kỹ thuật. Nó là hỗ trợ kháng cự di chuyển cùng với giá thay vì nằm yên một như đường nằm ngang.
Yếu tố ảnh hưởng đến sức mạnh của kháng cự và hỗ trợ
Sức mạnh của vùng hỗ trợ và kháng cự phụ thuộc vào 3 yếu tố:
- Thời gian: Giá chạm vào vùng hỗ trợ và kháng cự càng nhiều thì sức mạnh càng lớn. Một vùng hỗ trợ diễn ra trong vòng 1 tháng chắc chắn sẽ khó phá vỡ hơn trong vòng 1 đến 2 tuần. Tuy nhiên, nếu thời gian hình thành quá lâu cũng sẽ tự dần yếu đi.
- Mức biến động giá: Mức biến động giá của vùng hỗ trợ và kháng cự càng lớn thì nó càng mạnh.
- Khối lượng giao dịch: Khối lượng giao dịch càng lớn thì vùng hỗ trợ, kháng cự càng mạnh. Khối lượng giao dịch cao cho thấy nhiều nhà giao dịch tham gia tại vùng giá đó.
2. Cách xác định vùng kháng cự và hỗ trợ
Để xác định chính xác vùng kháng cự và hỗ trợ, hãy dựa theo hai cách sau:
Cách 1: Sử dụng vùng giá của bóng nến
Kháng cự và hỗ trợ là một vùng giá mà không phải một mức giá cụ thể. Nhà đầu tư nên hiểu rõ bản chất này để xác định chính xác vùng hỗ trợ và kháng cự. Để làm được điều này, hãy đánh dấu các đỉnh và đáy lại trong biểu đồ giá lại.
- Vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá cao nhất và giá lúc đóng hoặc mở cửa tại đỉnh.
- Vùng hỗ trợ sẽ là khoảng giữa giá thấp nhất và giá đóng hoặc mở cửa tại đáy.
Như vậy, để xác định được vùng kháng cự và hỗ trợ, chúng ta cần ít nhất 2 đỉnh và 2 đáy. Trong trường hợp chỉ có một đỉnh và một đáy, đó chỉ là một mức kháng cự/ hỗ trợ cực kỳ yếu.
Cách 2: Sử dụng biểu đồ đường
Biểu đồ đường là biểu đồ chỉ gồm một đường đi qua (nối) tất cả các điểm giá đóng cửa lại với nhau. Do đó, thông qua biểu đồ này, trader sẽ dễ dàng tìm kiếm được các đỉnh và đáy của xu hướng giá. Sau đó, vùng hỗ trợ và kháng cự cũng được xác định như trên biểu đồ nến.
- Vùng kháng cự là khoảng cách giữa giá cao nhất và giá lúc đóng hoặc mở cửa tại đỉnh.
- Vùng hỗ trợ sẽ là khoảng giữa giá thấp nhất và giá đóng hoặc mở cửa tại đáy.
3. Chiến lược giao dịch với hỗ trợ kháng cự
Có rất nhiều cách để áp dụng hỗ trợ kháng cự vào giao dịch giúp mang lại hiệu quả cao. Dưới đây là 4 chiến lược các trader có thể tham khảo.
3.1 Giao dịch theo vùng
Giao dịch theo vùng diễn ra giữa mức hỗ trợ và kháng cự, khi các trader nhắm đến việc mua ở mức hỗ trợ và bán ở mức kháng cự. Một mẹo để các bạn có thể giao dịch dễ dàng hơn là xác định phạm vi, vùng hỗ trợ và kháng cự. Khi thị trường bị giới hạn trong một vùng, trader thường có xu hướng tìm kiếm điểm vào lệnh mua khi giá chạm ngưỡng hỗ trợ bên dưới. Và tìm điểm bán khi giá chạm ngưỡng kháng cự bên trên.
Nhược điểm của phương pháp này là không phải lúc nào thị trường cũng dừng ở chính xác ngay vùng hỗ trợ và kháng cự. Nó có thể đi qua hoặc chưa đến đã đảo chiều, tạo ra hiện tượng eakout. Trong tình huống này, trader cần phải áp dụng các nguyên tắc quản lý rủi ro để hạn chế tổn thất có thể xảy đến.
3.2 Chiến lược Breakout và Pullback
Sau một khoảng thời gian không có xu hướng rõ ràng, giá thường bứt phá để tạo ra một xu hướng mới. Lúc này, các trader thường tìm kiếm những điểm dưới đường hỗ trợ và trên mức kháng cự. Tuy nhiên, để tránh rủi ro force eakout, trader nên chờ giá Pullback trở lại trước khi vào lệnh.
3.3 Giao dịch đường xu hướng
Với chiến lược này, chúng ta sẽ sử dụng đường xu hướng là mức hỗ trợ hoặc kháng cự. Trader chỉ cần vẽ một đường nối 2 hoặc nhiều đỉnh trong một xu hướng giảm, hay 2 hoặc nhiều đáy trong một xu hướng tăng. Trong một xu hướng mạnh, giá sẽ bật khỏi đường xu hướng và tiếp tục di chuyển theo xu hướng cũ. Do đó, các trader chỉ nên tìm các điểm vào lệnh theo hướng của xu hướng. Nhờ đó, các giao dịch vào lệnh sẽ có xác suất thắng cao hơn.
3.4 Chiến lược sử dụng đường trung bình động MA
Dùng đường trung bình động MA có thể tăng hiệu quả gấp đôi dưới dạng ngưỡng hỗ trợ và kháng cự động. Các đường MA phổ biến là đường trung bình động 20 và 50 chu kỳ. Đó cũng có thể thay đổi thành đường trung bình động 21 và 55 chu kỳ để tận dụng chỉ số Fibonacci. Các trader có thể sử dụng đường xu hướng này để đưa ra quyết định sáng suốt khi thị trường có khả năng tiếp tục và xu hướng và trong điều kiện thị trường dễ bị phá vỡ.
4. Đặt lệnh bằng kháng cự hỗ trợ như thế nào?
Hiện nay, các trader thường lựa chọn đặt lệnh BUY khí giá đụng hỗ trợ và SELL khi đụng kháng cự. Về cơ bản, điều này không sai khi dựa trên bản chất của ngưỡng hỗ trợ và kháng cự. Tuy nhiên, khi kết hợp với các chỉ báo khác, nó có thể làm sai lệch và phá vỡ vùng hỗ trợ kháng cự đó. Dưới đây là những cách đặt lệnh hiệu quả khi áp dụng kháng cự hỗ trợ cùng các phương pháp phân tích kỹ thuật như sau:
4.1 Đặt lệnh khi tín hiệu đảo chiều tại vùng hỗ trợ/kháng cự
Có rất nhiều kiểu tín hiệu đảo chiều khác nhau trong giao dịch. Nó có thể là tín hiệu dựa trên MA, MACD, RSI hay kênh giá. Điều này giúp trader không bỏ lỡ việc dự đoán xu hướng giá của thị trường. Đồng thời với cách này nhà đầu tư sẽ dễ dàng xác định được các vị trí stop loss.
4.2 Đặt lệnh khi hỗ trợ/kháng cự bị phá vỡ
Khi giá phá vỡ vùng kháng cự hay hỗ trợ, trader có thể mua vào hoặc bán ra. Tức là đặt lệnh Sell/Sell stop khi hỗ trợ bị phá, đặt lệnh Buy/Buy stop khi kháng cự bị phá. Đây được gọi là cách đánh FOMO (hội chứng sợ bỏ lỡ). Rủi ro của cách đặt lệnh này cũng rất lớn bởi không xác định được chính xác điểm stoploss ở đâu. Trader chỉ có thể ước chừng điểm stoploss ở trên đường kháng cự và dưới đường hỗ trợ một đoạn.
4.3 Chờ backtest kháng cự/hỗ trợ
Khi vùng kháng cự hỗ trợ được phá, giá có thể backtest lại vùng hỗ trợ kháng cự đã phá. Như vậy, khi giá phá khỏi kháng cự thì kháng cự đó sẽ trở thành hỗ trợ và giá có thể backtest lại vùng hỗ trợ đó sau đó mới đi lên. Và các trader có thể đặt lệnh tại đó. Ngược lại, khi giá phá vùng hỗ trợ khiến nó thành kháng cự thì khi giá backtest lại vùng kháng cự đó các trader có thể vào lệnh.
Bản chất của cách này nó cũng gần giống với đặt lệnh BUY ở hỗ trợ và SELL ở kháng cự. Khác ở chỗ khi này giá đang ở trong một xu thế mạnh, việc đặt lệnh sẽ an toàn hơn.
5. Đường xu hướng Trendline là gì?
Đường xu hướng là đường thẳng nối các điểm đỉnh hoặc đáy trong một thị trường có xu hướng.
Đường xu hướng là gì?
- Khi vùng hỗ trợ phía sau cao hơn vùng hỗ trợ phía trước thể hiện nhu cầu mua vào ngày càng cao. Điều này thể hiện một xu hướng tăng của thị trường. Nối các điểm hỗ trợ lại với nhau tạo thành một đường xu hướng tăng giá (Up Trend).
- Khi vùng kháng cự phía sau có mức giá thấp hơn vùng kháng cự trước, báo hiệu nhu cầu mua ngày càng giảm. Điều này thể hiện một xu hướng giảm của thị trường. Nối các điểm kháng cự lại với nhau tạo thành một đường xu hướng giảm giá (Downtrend).
Vì sao cần vẽ đường xu hướng Trendline
- Giúp trader xác định xu hướng của thị trường. Đường trendline giúp nhà đầu tư xác định xu hướng của thị trường đang hướng lên hay hướng xuống. Qua đó các trader có thể ra quyết định nên mua hay nên bán.
- Đường trendline được sử dụng như vùng kháng cự và hỗ trợ. Nhờ đó, nhà đầu tư có thể nhìn thấy giá có xu hướng chạm vào vùng kháng cự sẽ có xu hướng bật xuống. Và khi giá chạm vào đường hỗ trợ sẽ có xu hướng nảy lên.
6. Cách vẽ đường xu hướng hiệu quả
Trước khi vẽ đường xu hướng, trader cần nắm rõ một số đặc điểm của đường trendline như sau:
- Luôn có ít nhất hai đỉnh và hai đáy.
- Trendline không phải lúc nào cũng hoàn hảo.
- Sử dụng trendline như một vùng chứ không phải đường.
- Không ép thị trường đi vào “góc nhìn” cá nhân
Về cơ bản, vẽ đường trendline cũng giống với vẽ kháng cự và hỗ trợ. Nhà đầu tư có thể vẽ trên biểu đồ nến, cũng có thể vẽ trên biểu đồ đường.
Đối với vẽ đường xu hướng chỉ có 2 điểm đỉnh và đáy, trader chỉ cần nối hai đỉnh lại với nhau, hai đáy lại với nhau.
Vậy làm thế nào để vẽ đường xu hướng trên những biểu đồ giá có nhiều hơn 2 điểm đỉnh và đáy, và chúng cũng không thẳng hàng? Trong trường hợp này, các trader có thể vẽ giống với trường hợp 2 đỉnh, 2 đáy. Lúc này, trên đường xu hướng sẽ xuất hiện những điểm không hoàn hảo. Đó là những điểm eakout, hay điểm chưa chạm đến đường xu hướng đã quay đầu.
Tóm lại, xác định vùng hỗ trợ và kháng cự là phương pháp phân tích kỹ thuật trong giao dịch được nhiều nhà đầu tư sử dụng. 24h Money hy vọng những kiến thức ở trên sẽ giúp ích cho những nhà đầu tư F0 có thêm kinh nghiệm trong quá trình đầu tư. Hãy theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận