24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Phạm Đình Đạt
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

"Vua tôm" Việt: Nuôi tôm chỉ 2-3 tháng đã có lời gấp đôi

Ông Lê Văn Quang kiến nghị lên Chính phủ rằng các doanh nghiệp xã hội không nên chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán...

"Tại Diễn đàn kinh tế tư nhân 2019 diễn ra ngày 2/5, "vua tôm" Minh Phú đã gửi tới Thủ tướng những lời "gan ruột", những giải pháp phát triển ngành tôm.

Ngành tôm khát vốn, vay chợ đen lãi suất 50%/năm

Ông Lê Văn Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị Công ty Cổ phần Thuỷ sản Minh Phú (mã MPC) - doanh nghiệp lớn nhất nước trong ngành tôm hiện nay, chia sẻ: "Không sản phẩm nào thu hoạch nhanh bằng nuôi tôm, chỉ 2 -3 tháng đã có lợi nhuận 1 - 1, nhưng điểm nghẽn là rất khó huy động đất để nuôi tôm, nguyên liệu cho các nhà máy chỉ đáp ứng 30 - 50%, nhiều nhà máy phải đóng cửa do thiếu nguyên liệu. Tình trạng này đẩy giá thành lên cao gấp 2, 3 lần".

Ông Quang khẳng định nếu đủ nguyên liệu, nguồn vốn thì chỉ thời gian ngắn sẽ đạt mục tiêu Chính phủ đưa ra về phát triển ngành tôm. Chỉ cần có nguồn nguyên liệu, chỉ trong một năm, tối đa là hai năm là ngành có thể đạt được tối đa mục tiêu kim ngạch xuất khẩu 10 tỷ USD mà Thủ tướng giao, chứ không cần đến 2025. Bởi nuôi tôm rất nhanh, chỉ 2 - 3 tháng là có thể thu hoạch, nhà máy cũng đã có sẵn, nhưng vấn đề quan trọng nhất là nguồn vốn.

"Minh Phú là đơn vị sản xuất tôm lớn nhất thế giới, chúng tôi thấy rằng bài toán bức xúc nhất là liên kết doanh nghiệp xã hội và bảo hiểm nông nghiệp", ông Quang nói.

Vị doanh nhân cho biết, người nuôi tôm hiện nay phải vay với lãi suất rất cao, thậm chí 30 - 50%/năm, vay chợ đen để nuôi tôm nhưng người ta vẫn lời, lợi nhuận trên 50% nếu người nào nuôi tốt, còn ít nhất là 30%. Dù lời như vậy nhưng ngành tôm phát triển nhỏ lẻ, manh mún khiến việc huy động vốn rất khó khăn, dịch bệnh gây thiệt hại lớn.

"Bây giờ ai cũng biết nuôi tôm có lời nhưng ngân hàng không dám đầu tư nhiều cho nuôi tôm. Vậy làm cách nào để ngân hàng đầu tư cho nuôi tôm đây. Vấn đề quan trọng nhất là bảo hiểm, có bảo hiểm thì các ngân hàng, tổ chức quốc tế sẽ đầu tư cho nuôi tôm liền. Mà đầu tư chỉ trong 1 - 2 năm là đáp ứng được nhu cầu các nhà máy.

Tôi xin kiến nghị với Thủ tướng khởi động lại chính sách bảo hiểm nông nghiệp, nhất là bảo hiểm cho nuôi tôm, thì chúng tôi sẵn sàng đầu tư cho nuôi tôm. Minh Phú sẵn sàng đồng hành với các công ty bảo hiểm, ngân hàng để giải quyết vấn đề này", ông Quang nói.

Theo ông Quang, muốn có lợi nhuận cao thì làm sao để nguồn cung nguyên liệu phải đáp ứng nhu cầu của chúng tôi. Hết công suất của chúng tôi thì tất yếu sẽ có lợi nhuận cao. Nếu không giải được bài toán đó, Minh Phú sẽ không có lợi nhuận hoặc lợi nhuận rất thấp.

Giải bài toán sản xuất nhỏ lẻ

Ông Quang nêu nhận định, điểm nghẽn lớn nhất ngành tôm là sản xuất nhỏ lẻ và khi sản xuất nhỏ lẻ thì không truy suất được nguồn gốc, dẫn tới không có chứng nhận quốc tế.

"Chúng ta rất khó bán hàng với tình trạng trên. Giấy thông hành bán tôm ra thị trường quốc tế và các nước lớn là phải có chứng nhận quốc tế, mỗi thị trường có những chứng nhận quốc tế khác nhau. Người dân sản xuất nhỏ lẻ thì không thể nào có được những giấy chứng nhận đó", ông nói.

Chủ tịch công ty Minh Phú cho hay, để giải quyết bài toán liên kết chuỗi nuôi tôm, doanh nghiệp này đã nhiều năm đi tìm lời giải, "đầu tiên là mua đất, thuê đất để nuôi tôm nhưng không được, sau đó thành lập công ty cổ phần để người nông dân góp đất nuôi tôm cũng không được".

Sau nhiều năm trăn trở, Minh Phú đi đến giải pháp thành lập công ty cổ phần xã hội, là một mô hình "có thể thực hiện tốt nhất". Theo đó, tất cả những người nuôi tôm sẽ góp đất, nuôi và bán sản phẩm trên chính mảnh đất của mình; như vậy một hộ nuôi tôm coi như ao nuôi tôm của doanh nghiệp lớn và vấn đề truy suất nguồn gốc để cấp giấy chứng nhận quốc tế đã "có lời giải".

Tuy nhiên, theo ông, doanh nghiệp xã hội lại vướng quy định của Luật Chứng khoán, vì các công ty cổ phần từ 100 cổ đông trở lên, vốn điều lệ trên 10 tỷ phải hoạt động theo Luật Chứng khoán. Trong khi đó, doanh nghiệp xã hội không bắt buộc người dân đóng cổ phần mà họ tự nguyện, khi làm ăn tốt họ tham gia, không tốt thì họ ra đi; điều chỉnh bằng Luật Chứng khoán thì "mỗi lần doanh nghiệp vào, ra" lại chờ xin Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước, nhanh nhất 6 tháng đến một năm.

"Chúng tôi kiến nghị Chính phủ là các doanh nghiệp xã hội không chịu sự chi phối của Luật Chứng khoán", ông Quang nhấn mạnh.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Mã chứng khoán liên quan bài viết
15.00 -0.20 (-1.32%)
prev
next

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả