menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Hoàng Quang Anh

Vụ siêu lừa Nguyễn Thị Hà Thành: Nhiều cán bộ ngân hàng được “bôi trơn”

Tòa án Nhân dân TP. Hà Nội tiếp tục xét xử vụ án Nguyễn Thị Hà Thành cùng đồng bọn lừa đảo, chiếm đoạt tài sản của Ngân hàng Việt Á, Ngân hàng Quốc Dân (NCB) và Ngân hàng Đại chúng Việt Nam (PVcomBank).

Theo cáo trạng của Viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội, Nguyễn Thị Hà Thành đã dùng thủ đoạn vay tiền của nhiều người dưới hình thức gửi sổ tiết kiệm đồng sở hữu, sau đó cầm cố sổ tiết kiệm, lừa đảo chiếm đoạt của Ngân hàng NCB 47,5 tỷ đồng, của PVComBank 49,4 tỷ đồng, của Ngân hàng Việt Á gần 274 tỷ đồng và của nhiều cá nhân khác là 63 tỷ đồng. Tổng số tiền Thành đã chiếm đoạt là hơn 433 tỷ đồng.

Liên quan tới các khoản vay tại Ngân hàng Việt Á, 10 cá nhân là cựu lãnh đạo, cán bộ ngân hàng bị Viện Kiểm sát cáo buộc đã giúp Nguyễn Thị Hà Thành hợp thức hồ sơ, soạn hợp đồng tiền gửi trái quy định.

Đóng vai trò lớn nhất trong nhóm bị cáo tại Ngân hàng Việt Á là Quản Trọng Đức, Giám đốc chi nhánh Hà Nội, kiêm Trưởng phòng giao dịch Đông Đô; Nguyễn Thị Thu Hương, Trưởng bộ phận quan hệ khách hàng doanh nghiệp, Phòng giao dịch Đông Đô.

Bên cạnh đó, nhiều nhân viên ngân hàng khác đã nhận sự chỉ đạo, dặn dò của Đức để giúp sức cho Thành thuận lợi trong tất cả các khâu từ gửi tiết kiệm, thẩm định hồ sơ vay, nhận tiền giải ngân và tất toán khoản vay.

Trong số các hợp đồng, có một số khoản Thành vay trên 20 tỷ đồng. Theo quy định của Ngân hàng Việt Á, các khoản vay trên 20 tỷ đồng phải có chấp thuận của Hội sở ngân hàng này.

Đối với các khoản vay vượt quá thẩm quyền phê duyệt, bị cáo Quản Trọng Đức lập hồ sơ vay, trình Hội sở ngân hàng quyết định. Trong quá trình này, Đặng Thị Quỳnh Hương, Trưởng phòng Khách hàng cá nhân, Phòng giao dịch Đông Đô đã chỉ đạo nhân viên lập tờ trình để Hương và Đức ký đề xuất.

Tuy nhiên, Đặng Thị Quỳnh Hương đã không cùng với chuyên viên quan hệ khách hàng cá nhân gặp trực tiếp khách hàng để thẩm định các vấn đề liên quan, do đó đã không kiểm soát được tính chính xác, trung thực về thông tin trên hồ sơ vay kèm tờ trình.

Trước câu hỏi về các khoản giải ngân từ năm 2016 đến năm 2018, Nguyễn Thị Hà Thành trả lời, mỗi lần giải ngân đều trích 1 - 2% cho cán bộ ngân hàng. Bị cáo này cũng cho rằng, nếu không có khoản này, chắc chắn ngân hàng sẽ không giải ngân.

Liên quan tới lời khai của Nguyễn Thị Hà Thành về việc “lại quả” 1 đến 2% giá trị tiền được giải ngân, bị cáo Thu Hương khai, nhiều lần cầm tiền giúp Thành đưa lại cho Quỳnh Hương, vì trong số tiền giải ngân có một phần tiền mà Thành vay của Quỳnh Hương. Bị cáo này thừa nhận, cũng biết trong đó có số tiền cảm ơn Thành đưa cho Quỳnh Hương.

Trong phần xét hỏi của đại diện Viện Kiểm sát, bị cáo Quản Trọng Đức thừa nhận hành vi của mình theo cáo trạng, nhưng cho rằng mình làm đúng theo thẩm quyền.

Bị cáo này khẳng định, Đặng Thị Quỳnh Hương nói việc ký tên trên các tờ trình với khoản vay trên 20 tỷ đồng là làm theo yêu cầu Hội sở Ngân hàng Việt Á. Tờ trình có nội dung cơ bản: Họ tên khách hàng, giá trị sổ tiết kiệm, giá trị mức tiền vay…

Phản hồi về vấn đề này, đại diện Ngân hàng Việt Á cho biết, sau khi nhận hồ sơ, tờ trình, Hội sở ra thông báo yêu cầu thực hiện các bước ký trước camera, tính chính xác, hợp lệ của hồ sơ trình, đơn vị kinh doanh phải chịu trách nhiệm.

Tuy nhiên, khi luật sư bào chữa cho các bị cáo cho rằng, câu trả lời chưa rõ, nên hỏi lại: “Hội sở có thẩm định lại sau khi giải ngân không?”, thì đại diện Ngân hàng Việt Á không trả lời.

Một số câu hỏi khác liên quan tới các khoản vay của Nguyễn Thị Hà Thành tại Ngân hàng Việt Á của luật sư bào chữa cho các bị cáo, đại diện ngân hàng này cũng không trả lời vào trọng tâm.

Trong vụ án này, nhiều bị hại có các khoản vay đã đề nghị được rút tiền, nhưng phía Ngân hàng Việt Á đã không chấp thuận đề nghị này. Số tiền trên đã bị phong tỏa.

Luật sư Phạm Thành Tài, người bảo vệ quyền lợi cho bị hại Triệu Hùng Cường và Triệu Tuyết Trinh nhận định, phía Ngân hàng Việt Á cho rằng các cán bộ ngân hàng làm sai, bởi hợp đồng tiền gửi ký với các cá nhân không đúng (chỉ được phát hành sổ tiết kiệm đối với khách hàng cá nhân).

Theo đó, căn cứ vào Giấy ủy quyền số 16A/GUQ-Q.TGĐ/2017 ngày 21/3/2017 của Ngân hàng Việt Á, do ông Nguyễn Văn Hào, quyền Tổng giám đốc ký, trong đó có nội dung ủy quyền cho giám đốc, phó giám đốc chi nhánh; trưởng phòng giao dịch ký các loại hợp đồng tiền gửi, phụ lục hợp đồng tiền gửi, văn bản thanh lý hợp đồng tiền gửi đối với hợp đồng tiền gửi có ký hạn đối với khách hàng là cá nhân và tổ chức; các loại hợp đồng tiền gửi khác trong quá trình huy động vốn theo từng sản phẩm, dịch vụ quy định của Ngân hàng Việt Á trong từng thời kỳ.

Bởi vậy, luật sư Phạm Thành Tài cho rằng, việc vi phạm của cán bộ ngân hàng thì phía ngân hàng phải chịu trách nhiệm, còn việc từ chối trả cho khách hàng số tiền đã gửi tại ngân hàng, đồng thời phong tỏa hàng trăm tỷ đồng của khách hàng để chịu trách nhiệm cho những thiệt hại phát sinh từ vi phạm của chính cán bộ ngân hàng là không đúng bản chất.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
2 Yêu thích
2 Chia sẻ
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại