VPB – Áp lực trích lập dự phòng giảm bớt thúc đẩy mạnh mẽ triển vọng tăng trưởng lợi nhuận 2024F
LNTT Q1-2024 đạt 4,2 nghìn tỷ đồng, tăng 64% YoY nhờ tăng trưởng LNTT 20% tại NH mẹ, và FE Credit giảm lỗ 52% YoY, qua đó, hoàn thành 18% KH LNTT cả năm.
Dựa trên phương pháp định giá Thu nhập thặng dư và P/B, chúng tôi đưa ra giá mục tiêu đối là 23.100 đồng, tương ứng với tỷ lệ sinh lời kỳ vọng là 24% (bao gồm cổ tức 1.000 VNĐ/cp), khuyến nghị MUA đối với VPB
KQKD Q1-2024: Lợi nhuận tăng trưởng mạnh từ nền thấp cùng kỳ nhờ FE Credit giảm lỗ
Tăng trưởng tín dụng hợp nhất 2,1% (2,2% tại VPB mẹ, -0,5% tại FE Credit, 25% tại VPBS thông qua hoạt động cho vay margin).
Tín dụng KH cá nhân giảm 1,3% so với đầu năm (YTD), trong đó giảm 1,6% tại NH mẹ, và giảm -0,5% tại FE Credit. Chúng tôi ước tính hoạt động giải ngân mới tại FEC tăng khoảng 5% QoQ, tuy nhiên do phải tiếp tục xử lý rủi ro nên tín dụng tăng trưởng âm nhẹ.
Tỷ lệ NPL hợp nhất và NH mẹ đều cải thiện nhẹ, lần lượt giảm xuống 4,25% (-21 bps QoQ) và 2,91% (-4 bps QoQ). Đáng chú ý, tỷ lệ NPL của VPB vẫn bị ảnh hưởng chéo CIC là khá đáng kể, chiếm khoảng 32-35% tổng NPL. Tỷ lệ nợ cần chú ý (B2) tăng 1,4 ppts lên 8,3%, chủ yếu do các khoản nợ vay mua nhà của KH cá nhân tại NH mẹ. Tỷ lệ nhảy nhóm nợ (RFR) tăng trở lại, lên mức 0,2% (từ 0,08% quý trước) ở nhóm KH cá nhân và lên 0,24% ở nhóm Micro SME (từ 0,12% tại quý trước).
Tỷ lệ NPL tại FE Credit đã giảm xuống 17% từ mức trên 20% của quý trước sau những nỗ lực xử lý rủi ro tín dụng trong thời gian qua.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận