menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Lê Kiều Trang

Vốn lưu động là gì? Công thức tính và tầm quan trọng với doanh nghiệp

Một doanh nghiệp tồn tại và vận hành không chỉ dựa vào vốn điều lệ mà còn cần có thêm vốn lưu động. Hình thức vốn này tuy không được quy định cụ thể trong luật doanh nghiệp nhưng lại có tầm quan trọng đối với hoạt động công ty. Trong bài viết sau, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm, ý nghĩa và công thức tính vốn lưu động nhé!

1. Vốn lưu động là gì?

Vốn lưu động (Working capital) là nguồn vốn sẵn có của doanh nghiệp giúp quá trình vận hành, sản xuất kinh doanh diễn ra thông suốt, thuận lợi. Vốn lưu động có thể là tiền mua nguyên vật liệu sản xuất, chi phí trả lương cho công nhân viên, phí thuê nhà xưởng/ mặt bằng,…

Vốn lưu động là gì? Công thức tính và tầm quan trọng với doanh nghiệp

2. Công thức tính vốn lưu động

Cách tính vốn lưu động như sau: Vốn lưu động = tài sản ngắn hạn - nợ ngắn hạn

Kết quả của phép tính này sẽ cho biết vốn lưu động của doanh nghiệp đang trong tình trạng âm hay dương. Dựa vào đó, người điều hành sẽ tìm cách điều chỉnh phương hướng, kế hoạch hoạt động cũng nwh cân đối việc sử dụng các khoản thu chi sao cho phù hợp nhất.

2.1. Tính tài sản ngắn hạn

  • Tài sản ngắn hạn là tài sản mà doanh nghiệp có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong 1 năm. Chúng bao gồm tiền mặt và các tài khoản ngắn hạn khác. Ví dụ như các khoản phải thu, chi phí trả trước, lượng tồn kho,...
  • Để tính tài sản ngắn hạn bạn cần tìm thông tin trên trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp. Thông thường, trong tài liệu này có mục tổng lượng tài sản ngắn hạn.Nếu bảng cân đối kế toán không
  • có bạn hãy kiểm tra từng dòng của bảng cân đối. Cộng tất cả những dòng đáp ứng định nghĩa tài sản ngắn hạn sẽ tính được tổng cần tìm.
Vốn lưu động là gì? Công thức tính và tầm quan trọng với doanh nghiệp

2.2. Tính nợ ngắn hạn

  • Nợ ngắn hạn là những khoản cần thanh toán trong thời hạn nhất định, thường là 1 năm. Chúng bao gồm: các khoản nợ phải trả, nợ dồn tích và các khoản vay ngắn hạn,...
  • Bảng cân đối kế toán cũng thể hiện tổng nợ ngắn hạn. Nếu không có, hãy sử dụng thông tin có trong bảng cân đối để tìm tổng này bằng cách cộng dồn các tài khoản nợ ngắn hạn được liệt kê.

Ví dụ: Công ty A có tài sản ngắn hạn là 2 tỷ đồng và nợ ngắn hạn là 880 triệu đồng. Vốn lưu động của công ty = 1120 triệu đồng.

Với tài sản ngắn hạn hiện tại, công ty A có thể dùng thanh toán mọi khoản nợ ngắn hạn và còn một khoản tiền để chi trả cho những hạng mục khác. Có thể là cho các hoạt động kinh doanh hoặc thanh toán nợ dài hạn. Hoặc được dùng để trả lợi tức cho cổ đông.

Nếu nợ ngắn hạn tài sản ngắn hạn, tức là thiếu vốn lưu động hoặc thâm hụt vốn lưu động. Đây là dấu hiệu cảnh báo công ty đang có nguy cơ vỡ nợ. Trong tình huống này, doanh nghiệp có thể sẽ cần đến những nguồn tài chính dài hạn khác.

3. Phân loại

3.1. Vốn lưu động dương

  • Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp cao hơn so với các khoản nợ ngắn hạn.
  • Hoạt động sản xuất, duy trì của doanh nghiệp diễn ra thuận lợi.
  • Doanh nghiệp dễ dàng thực hiện chuyển đổi các loại tài sản ngắn hạn thành tiền mặt để thanh toán các khoản nợ khi đến hạn.

3.2. Vốn lưu động âm

  • Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp thấp hơn nợ ngắn hạn.
  • Không thể đáp ứng nguồn vốn duy trì hoạt động cũng như thanh toán nợ công ty cho dù chuyển đổi hết các tài sản ngắn hạn thành tiền. Tình trạng này kéo dài sẽ là thách thức lớn khiến doanh nghiệp có nguy cơ phá sản.
Vốn lưu động là gì? Công thức tính và tầm quan trọng với doanh nghiệp

4. Vai trò của vốn lưu động

Vốn lưu động đóng vai trò quan trọng đối với hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.

4.1. Đối với sản xuất

Bên cạnh các loại tài sản cố định phục vụ cho hoạt động sản xuất như máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng,… thì doanh nghiệp cũng cần chi phí để nhập hàng hóa, nguyên vật liệu, trả lương cho công nhân viên. Vốn lưu động chính là khoản tiền giúp doanh nghiệp duy trì hoạt động sản xuất trong thời gian dài.

4.2. Trong quá trình kinh doanh

Các doanh nghiệp sử dụng vốn lưu động như một hình thức đầu tư trong kinh doanh, tạo ra lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ. Nhờ đó, doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, vốn lưu động cũng ảnh hưởng lớn đến giá thành sản phẩm.

Vốn lưu động là gì? Công thức tính và tầm quan trọng với doanh nghiệp

4.3. Quy mô hoạt động

Khi doanh nghiệp muốn mở rộng quy mô hoạt động sản xuất, tất nhiên phải có một lượng vốn đầu tư nhất định. Việc sở hữu nhiều vốn lưu động là điều kiện cần giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển, gia tăng sức cạnh tranh và tự chủ cao.

24hMoney vừa cung cấp cho bạn khái niệm vốn lưu động là gì và cách tính vốn lưu động cụ thể như thế nào? Hy vọng những thông tin trên sẽ hữu ích và giúp bạn quản lý nguồn vốn hiệu quả.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại