menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thanh Thùy

Vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ đổi ngôi?

Ngân hàng đối mặt với nợ xấu tăng cao

Ngân hàng cần tăng sức đề kháng, đặc biệt trong năm nay do ảnh hưởng bởi dịch Covid-19 nợ xấu các ngân hàng tăng mạnh, do đó, phải tăng trích lập dự phòng rủi ro. Tăng vốn là điều kiện cần để đảm bảo khả năng cung ứng tín dụng cho thị trường.

Dự kiến từ nay đến cuối năm, hàng loạt ngân hàng sẽ bước vào đợt tăng vốn điều lệ theo kế hoạch được thông qua trước đó. Chẳng hạn MSB vừa công bố ngày chốt quyền trong tháng 10 để trả cổ tức bằng cổ phiếu với tỷ lệ 30%, giúp tăng vốn điều lệ lên mức 15.275 tỷ đồng.

Tương tự, việc hoàn thành thương vụ bán vốn công ty tài chính có giá trị lớn nhất ngành ngân hàng, là bước đệm để VPBank thực hiện kế hoạch tăng vốn "khủng" được thông qua từ phiên họp thường niên đầu năm.

Tính đến hết quý III/2021, vốn điều lệ của VPBank gần 25.300 tỷ đồng. Ngân hàng đang trong quá trình hoàn tất việc phát hành 1,97 tỷ cổ phiếu thưởng để nâng vốn điều lệ lên 45.000 tỷ đồng. Khi đó, VPBank sẽ trở thành nhà băng có quy mô vốn đứng thứ hai toàn hệ thống, chỉ sau VietinBank.

Không chỉ có ngân hàng TMCP, các ngân hàng quốc doanh cũng dồn dập tăng vốn trong năm nay. Cụ thể, Agribank đã được Bộ Tài chính cấp bổ sung 3.500 tỷ đồng vốn điều lệ theo Quyết định 107 của Thủ tướng Chính phủ ngày 22/1/2021. Vietcombank được chấp thuận bổ sung thêm 7.657 tỷ đồng. VietinBank cũng đã được đồng ý bổ sung hơn 6.977 tỷ đồng.

Trong khi đó, BIDV dự kiến phát hành cổ phiếu để trả cổ tức từ nguồn lợi nhuận còn lại giai đoạn 2018-2020. Dự kiến vốn điều lệ ngân hàng sẽ tăng thêm 8.304 tỷ đồng, tương đương cao hơn 20,6% vốn điều lệ đến cuối năm 2020. Sau đợt này, vốn điều lệ ngân hàng dự kiến tăng lên mức 48.524 tỷ đồng.

Các chuyên gia đánh giá, trong thời điểm này, các ngân hàng trở thành trụ cột trong việc thực hiện các chính sách hỗ trợ người dân và doanh nghiệp vượt qua đại dịch Covid-19 của Chính phủ, nên rất dễ bị tổn thương khi khách hàng vay tiền của ngân hàng, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Thách thức sẽ còn lớn hơn khi những khoản nợ xấu tiềm tàng vì làn sóng dịch bệnh đang diễn ra, hiện vẫn chưa được thể hiện trên báo cáo tài chính trong 9 tháng của năm 2021. Dự báo nợ xấu nội bảng khoảng trên 2% cuối năm 2021 và 2,3-2,5% năm 2022, nợ xấu gộp có thể tăng cao tới 7,1-7,7%, đặc biệt là nửa cuối năm 2022 (khi mà các quy định về cơ cấu lại thời hạn trả nợ theo Thông tư 14 hết hiệu lực).

Vốn điều lệ của các ngân hàng sẽ đổi ngôi?
Nguồn: Theo báo cáo tài chính quý III/2021 của các ngân hàng.

“Những số liệu chung trên có thể che lấp đi nguy cơ dễ bị tổn thương của một số ngân hàng thương mại, trong đó có những ngân hàng có tỉ lệ an toàn vốn thấp, được thể hiện qua việc thiếu khả năng đáp ứng các yêu cầu của chuẩn Basel II”, báo cáo World Bank nhận định.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả