menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Đỗ Duy Thái

Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc và dư chấn ở châu Âu

Cú sụp đổ bất động sản tại Trung Quốc đã mang đến hậu quả nặng nề với nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa tại châu Âu. Nhưng tất cả không chỉ có vậy!

Cú đổ vỡ quy mô lớn trong lĩnh vực bất động sản Trung Quốc đã gây ra hậu quả nặng nề ở châu Âu. Phần nổi của tảng băng chìm mới lộ diện, ví dụ một công ty sản xuất thang máy ở Đức mất hết thị phần chủ chốt do hoạt động xây cao ốc tại Trung Quốc chững lại.

Thêm một công ty chuyên cung cấp mực in và sơn phủ tại Hà Lan đối diện với nguy cơ cạn kiệt tiền mặt do nhu cầu xây dựng và hoàn thiện nhà cửa tại thị trường Trung Quốc bị “đóng băng”.

Ông Jens Eskelund, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh châu Âu tại Trung Quốc, nói: “Khi Trung Quốc tăng trưởng ở mức 8%, 9% hoặc 10% thì cơ hội sẽ đến với tất cả mọi người. Khi kinh tế nước này tăng trưởng ở mức 3%, 4% hay 5%, thì sẽ có cơ hội trong các lĩnh vực cụ thể nhưng không phải tất cả”.

Những tác động còn có thể nghiêm trọng hơn, bởi rất nhiều nhà đầu tư từ Trung Quốc đã ồ ạt rót tiền mua bán và sáp nhập tại châu Âu trong thời kỳ giá vốn rất rẻ trong giai đoạn 2008 - 2018. Sự suy thoái từ Trung Quốc sẽ dẫn đến sụt giảm niềm tin tăng trưởng tại những nơi có “bóng dáng” Trung Quốc.

Trung Quốc đóng góp 40% tăng trưởng kinh tế toàn cầu so với 22% từ Mỹ và 9% của Eurozone; trong đó riêng bất động sản chiếm 1/3 quy mô kinh tế Trung Quốc. Do vậy, cú dư chấn từ bất động sản là rất lớn, gây suy giảm nhu cầu với nhiều hàng hoá, từ dầu thô, khoáng sản cho tới vật liệu xây dựng.

Theo một thống kê sơ bộ của công ty nghiên cứu kinh tế Gavekal Research, tổng số nợ của các công ty bất động sản Trung Quốc là 390 tỷ USD. Thực trạng này kéo theo nhiều nhà đầu tư, quỹ đầu tư bị “chôn vốn”.

Điều đó một lần nữa cho thấy mức độ phụ thuộc của châu Âu với kinh tế Trung Quốc. Năm 2022, Trung Quốc là đối tác nhập khẩu lớn nhất và là bạn hàng xuất khẩu lớn thứ 3 của EU.

Nhưng lúc này, bất động sản đã triệt tiêu hầu hết động lực tiêu tiền của người dân và khả năng phục hồi sản xuất của các lĩnh vực có liên hệ mật thiết. Trên thực tế, EU cũng sốt sắng tìm cách giảm phụ thuộc vào kinh tế Trung Quốc, nhưng chưa có giải pháp nào cụ thể được EC đưa ra.

Vỡ nợ bất động sản Trung Quốc và dư chấn ở châu Âu
Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả