Vnindex sẽ phục hồi mạnh tới các mốc kháng cự 1312 điểm ?
Thị trường chậm lại đà giảm sau 3 phiên mất điểm liên tục, các chỉ số nỗ lực lấy lại cân bằng khi sắc xanh chiếm ưu thế hơn. VNIndex tăng nhẹ 1.24 điểm (+0.1%) lên 1.297,54 điểm, trong khi VN30 giảm nhẹ 2.23 điểm (-0.15%) xuống còn 1.440,87 điểm.
Điểm số thị trường chung chịu áp lực từ sự sụt giảm khá mạnh ở nhiều cổ phiếu vốn hóa trụ cột như VCB -3.45%, MSN -4%, VNM -2.3%, PDR - 4.29%.
Nhìn chung, các nhóm Chứng khoán, Dầu khí, Phân bón và Đường hồi phục mạnh mẽ nhất về giá khi cổ phiếu trong các nhóm này hầu hết đều tăng vượt trội. Nhóm Ngân hàng còn thận trọng khi sắc xanh chỉ ghi nhận ở SHB, STB, BID, TCB, ACB, HDB, OCB với mức tăng nhẹ.
Tăng điểm trong nghi ngờ khiến thanh khoản thị trường sụt giảm sâu. GTGD khớp lệnh ở nhóm VN30 và tính chung cả HOSE chỉ còn 8.2 nghìn tỷ đồng và 14.2 nghìn tỷ đồng so với 18.6 nghìn và 29 nghìn tỷ đồng ở phiên trước. Khối ngoại quay lại bán ròng -210 tỷ đồng sau 2 phiên mua ròng đột biến trước đó.
Về kỹ thuật, Vnindex xác định hỗ trợ ngắn tại 1270 điểm, khi lực CẦU chủ động dâng cao tại vùng này mỗi khi có nhịp bán mạnh trong phiên.
Giá đã phục hồi + thanh khoản giảm chủ yếu NĐT vẫn chưa phục hồi được tâm lý trước nhịp giảm hơn 10% từ đỉnh vừa qua.
Theo nhận định của nhiều chuyên gia phiên nay Vnindex sẽ phục hồi mạnh tới các mốc kháng cự 1312 và có thể hồi mạnh tích cực trên 1320 điểm.
Chuyên gia khuyến nghị nhà đầu tư có thể tham gia giải ngân đối với các mã xuất hiện dòng tiền tích cực như:TCB TPB HCM SSI GVR GMD và HDG.
Đối với BID thì mã này chủ đích đánh vào nhịp Quý 3 (tăng vốn từ KEB) thì sẽ còn đi ngang và chưa thể phá được đỉnh cũ tạm thời hold và chưa gia tăng hoặc mua mới.
Số liệu thống kê sơ bộ mới nhất của Tổng cục Hải quan cho thấy tổng trị giá xuất nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong kỳ 1 tháng 6/2021 (từ ngày 01/6 đến ngày 15/6/2021) đạt 25,95 tỷ USD, giảm 9,5% (tương ứng giảm 2,74 tỷ USD) so với kết quả thực hiện trong nửa cuối tháng 5/2021.
Kết quả đạt được trong nửa đầu tháng 6/2021 đã đưa tổng trị giá xuất nhập khẩu của cả nước đến hết ngày 15/6/2021 đạt 288,68 tỷ USD, tăng 33%, tương ứng tăng 71,55 tỷ USD về số tuyệt đối so với cùng kỳ năm 2020.
Trong đó, tổng trị giá xuất nhập khẩu của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 200,18 tỷ USD, tăng 37,2% (tương ứng tăng tới 54,28 tỷ USD); trị giá xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệp trong nước là 88,5 tỷ USD, tăng 24,2% (tương ứng tăng 17,27 tỷ USD) so với cùng kỳ năm 2020.
Trong kỳ 1 tháng 6 năm 2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,35 tỷ USD. Tính từ đầu năm đến hết ngày 15/6/2021, cán cân thương mại hàng hóa thâm hụt 1,95 tỷ USD.
Như vậy với diễn biến trên thì việc Chính phủ đang cấp bách khắc phục dịch bệnh đi kèm với thu hút nguồn vốn FDI vào Việt Nam thì dựa trên dữ liệu tổng cục hải quan, nhóm ngành xuất nhập khẩu như Thép, thuỷ sản, dệt may, hay nhóm KCN giai đoạn tới sẽ tới thời điểm tăng giá mạnh.
Trường 6 tháng cuối năm chất lượng về kim ngạch xuất nhập khẩu sẽ tăng khá tốt và đẩy doanh thu cũng như lợi nhuận của 1 số doanh nghiệp hưởng lợi cả từ các hiệp định thương mại như EVFTA FTSA hay RCEP.
GDP của ta chủ yếu vẫn phụ thuộc nhiều vào Tập đoàn Sam sung của Hàn Quốc. Đây là lý do vì sao trong các đối tác chiến lược quốc giá thì Anh Hàn Quốc luôn được ưu ái nhất. Hầu hết lượng xuất khẩu đều tới từ linh kiện điện tử
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận