24HMoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
menu
Hùng Trader Pro
24HMoney đã kiểm duyệt 24HMONEY đã kiểm duyệt

VNINDEX giảm điểm, cơ hội hay thách thức?

Tính đến 13h ngày 29/8/2022 thị trường giảm 32 điểm, giảm về vùng 1250 điểm tương đương với giảm 2.56% với giá trị giao dịch rất lớn đã đạt khoảng 12.000 tỷ đồng dù chưa kết phiên giao dịch. Vậy nhà đầu tư nên coi đây là cơ hội để mua vào hay thách thức phải bán ra cắt lỗ?

Để trả lời câu hỏi này, trước tiên hãy nhìn vào biểu đồ sau:

VNINDEX giảm điểm, cơ hội hay thách thức?

Nhìn vào biểu đồ trên có thể nhận thấy hầu hết các tổ chức định chế tài chính quốc tế có uy tín trên thị trường đều dự đoán GDP quý 3 của Việt Nam đều cao hơn mức 6.5% là mức Quốc Hội Việt Nam giao. Fitch Ratings dự báo GDP quý 3 của Việt Nam tăng gần 8%, trong khi Ngân hàng thế giới (WB) cũng dự báo rất cao ở mức khoảng 7.5%. Không thiếu dự báo tích cực của các tổ chức tài chính thế giới khác cũng như các nhà phân tích vĩ mô độc lập. Đây là các đánh giá khách quan và không chịu ràng buộc bởi bất kỳ áp lực chủ quan nào. Cần chú ý là các tổ chức tài chính quốc tế lớn đều không bao giờ đưa ra các đánh giá, dự báo không chuẩn xác ảnh hưởng đến uy tín của họ.

Vậy điều này có được là do đâu ? Có nhiều lý do khiến các tổ chức đưa ra nhận định phía trên, nhưng một lý do rất thực tế đó là đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam vẫn giữ được đà tăng trưởng cao bất chấp thế giới có trải qua các giai đoạn khủng hoảng nào (như dịch Covid, khủng hoảng Ukraine...). Đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam giúp mang lại việc làm, thu nhập, công nghệ, tư duy cải cách và quan trọng hơn là định vị Việt Nam tốt hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu, vốn là một sức mạnh mềm mà các cuộc khủng hoảng trong 3 năm vừa qua đã chỉ ra.

VNINDEX giảm điểm, cơ hội hay thách thức?

Các thông tin gần nhất cho thấy sự dịch chuyển khách quan của chuỗi cung ứng toàn cầu sang Việt Nam đang dần xác nhận, cho dù là chiến lược Trung Quốc + 1, hay chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương đang được Mỹ khởi xướng và duy trì. Ngoài ra nếu để ý kỹ thì các chiến lược hướng Nam của các nền kinh tế hàng đầu châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc hay chiến lược hướng Đông của các cực kinh tế Ấn Độ và Nga đều đặt Việt Nam là trung tâm, vị trí địa chính trị chiến lược. Mới nhất Boeing của Mỹ đang muốn mở rộng chuỗi cung ứng tại Việt Nam để gia tăng sản xuất cho cơ sở của họ, Apple cũng gia tăng sản xuất các sản phẩm chiến lược của hãng tại Việt Nam như Airpods, Apple Watch, HomePod... và tương lai không xa là iPhone (giai đoạn trước chỉ có duy nhất Airpods được sản xuất). Ngoài ra Intel cũng ngày càng tiến sâu hơn trong việc mở rộng tại Việt Nam, đặt các trung tâm R&D của họ và các nhà máy trong tương lai. Không kể đến các thương hiệu của Hàn Quốc như Sam Sung đã coi Việt Nam là căn cứ sản xuất lớn nhất bên ngoài Hàn Quốc, LG đặt căn cứ sản xuất rất lớn tại miền Bắc của Việt Nam... thì Việt Nam đang đón được ngày càng nhiều "sếu ngoại đầu đàn". Bên cạnh đó ông lớn VINGROUP đã xác định trọng tâm phát triển là công nghệ - công nghiệp và đặt chuỗi sản xuất xe ô tô điện VINFAST tại khắp các tỉnh thành của Việt Nam, kéo theo rất nhiều các nhà sản xuất phụ trợ vào các khu công nghiệp do VINHOMES làm chủ đầu tư.

Có thể nói độ mở của nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng rộng hơn, tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu và ngày càng định vị được là một mắt xích quan trọng của chuỗi cung ứng toàn cầu, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất chế tạo các nghành công nghệ cao, hàm lượng trí thức lớn như hàng không, điện tử, bán dẫn, chíp, .... Cập nhật mới nhất Fitch Solutions đánh giá Việt Nam đạt 89,2 điểm về độ mở thương mại, đứng thứ 2 trong Đông - Đông Nam Á và thứ 5 trên toàn cầu, dựa trên căn cứ giá trị xuất nhập khẩu thương mại và đầu tư trực tiếp nước ngoài.

VNINDEX giảm điểm, cơ hội hay thách thức?

Nhìn các yếu tố vĩ mô mới nhất có thể thấy rằng nền tảng năm nay của Việt Nam vẫn là hàng đầu châu Á và được đánh giá cao trong phạm vi toàn cầu. Trong khi đó chứng khoán lại là hàn thử biểu phản ánh kinh tế vĩ mô. Như vậy dư địa để phát triển trung hạn của chứng khoán Việt Nam là rất lớn, ít nhất là trong vài năm tới.

Xét trong ngắn hạn thị trường chứng khoán vẫn đang trong giai đoạn tích lũy tạo nền tảng cho thời gian tới, không có gì quá xấu hay quá tốt. Có chăng chỉ là tâm lý thị trường lúc lên lúc xuống và bị chi phối bởi lòng tham cũng như nỗi sợ hãi. Cũng cần lưu ý rằng thị trường chứng khoán Việt Nam đang được cải thiện tính minh bạch rất nhiều từ việc sàng lọc loại bỏ các doanh nghiệp vi phạm pháp luật làm méo mó thị trường đến việc cho phép giao dịch T+2.5 cũng như sắp tới quay trở lại giao dịch lô 10 cổ phiếu khi mà nền tảng hệ thống đã không phải là vấn đế nữa. Với lộ trình này thì khả năng lên hạng của thị trường trong tương lai là không phải không có cơ sở.

VNINDEX giảm điểm, cơ hội hay thách thức?

Khuyến nghị: giai đoạn tích lũy của thị trường nhà đầu tư tiếp tục nắm giữ cổ phiếu chờ thị trường bứt lên.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews

Từ khóa liên quan

Bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề

Theo dõi người đăng bài

Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY

Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu

Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?

Liên hệ 24HMONEY ngay

Cảnh báo Nhà đầu tư lưu ý
Cảnh báo
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - Giúp bạn đầu tư an toàn, hiệu quả