menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Trung Thành

VN-Index tiếp tục chinh phục ngưỡng cản 1.200 điểm. Thị trường Việt Nam 18/01?

Một tuần giao dịch mới của tháng 1 tiếp tục được khởi động với các thông tin chính như: VN-Index tiếp tục chinh phục ngưỡng cản 1.200 điểm, chính sách tiền tệ và việc nhập khẩu vẫn gặp rào cản trước việc bị áp thuế và nhiều tuyến đường ở Đồng Nai được lên kế hoạch xây mới và mở rộng, tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng…

1. VN-Index tiếp tục chinh phục ngưỡng cản 1.200 điểm

Theo SSI (HM:SSI) Research, dựa trên đồ thị tuần, VN-Index ghi nhận tuần tăng điểm thứ 11 liên tiếp, đi kèm với thanh khoản ở mức kỷ lục. Với đồ thị ngày, chỉ số mặc dù thu hẹp biên độ sau khi nỗ lực tiệm cận vùng 1.200 nhưng vẫn giữ được mức tăng đáng kể trong ngày cuối tuần, đồng thời khối lượng khớp lệnh cũng cải thiện 6.3% so với phiên liền trước. Điểm sáng của thị trường đến từ VN30 khi nhóm này hút tiền mạnh trở lại; VN30 Index tăng 1.13% trong ngày thứ Sáu với thanh khoản tăng 18%.

Với động lực lớn đến từ dòng tiền của nhà đầu tư cá nhân, lực mua tốt thường thấy vào đầu năm của dòng vốn ETF bên cạnh tín hiệu kỹ thuật tích cực từ nhóm Largecap, chúng tôi cho rằng việc VN-Index chinh phục ngưỡng cản 1.200 điểm chỉ là vấn đề thời gian. Trong tuần tới, chúng tôi lưu ý áp lực từ kỳ đáo hạn hợp đồng tương lai có thể làm chậm quá trình nêu trên, tuy nhiên các nhịp điều chỉnh nếu xuất hiện sẽ là cơ hội để cho nhà đầu tư gia tăng tỷ trọng cổ phiếu.

Khuyến nghị: Điều chỉnh là cơ hội để Mua

2. Chính sách tiền tệ và việc nhập khẩu vẫn gặp rào cản trước việc bị áp thuế

Việt Nam không bị Mỹ áp thuế sau điều tra về chính sách tiền tệ và việc nhập khẩu, sử dụng gỗ của Việt Nam; tuy nhiên nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị áp thuế ở nhiều nơi vẫn chưa kết thúc. Ngày 16.1 vừa qua, Bộ Công thương cho biết Cơ quan Đại diện thương mại Mỹ (USTR) trong báo cáo về việc điều tra đối với các hành vi, chính sách và hành động của Việt Nam liên quan đến vấn đề định giá thấp tiền tệ, đã không đề cập hoặc đề xuất chính phủ Mỹ áp thuế hoặc sử dụng các biện pháp trừng phạt đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam.

Mặt hàng có thế mạnh vào tầm ngắm

Hàng hóa Việt Nam “thoát” bị áp thuế tại thị trường Mỹ không có nghĩa là hết gặp các nguy cơ bị áp thuế trên thị trường toàn cầu. Lịch sử cho thấy hàng hóa Việt Nam luôn đối diện các vụ khởi kiện điều tra và nhiều mặt hàng của Việt Nam đã bị các nước áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại (PVTM), áp thuế chống bán phá giá (CBPG)..., đặc biệt sau khi Việt Nam tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương.

Theo thống kê của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), các biện pháp PVTM đang tác động tới khoảng 1.500 tỷ USD kim ngạch thương mại toàn cầu. Tại Việt Nam, đến hết tháng 9.2020, hàng hóa xuất khẩu của ta đã bị điều tra gần 200 vụ với kim ngạch bị ảnh hưởng lên đến 12 tỷ USD. Đáng lưu ý, số lượng và kim ngạch các vụ việc đang tăng nhanh trong thời gian qua. Thống kê của Cục Phòng vệ thương mại, nếu trong cả năm 2019 mới ghi nhận 16 vụ việc khởi xướng mới thì chỉ 9 tháng năm 2020 đã ghi nhận số lượng vụ việc tăng gấp đôi với 32 vụ. Đa số hàng hóa bị điều tra PVTM là những mặt hàng Việt Nam có lợi thế sản xuất như kim loại (nhôm, thép dẹt, thép ống), sợi, thủy sản (tôm, cá), gỗ dán, vật liệu xây dựng (gạch, kính, thiết bị vệ sinh), hóa chất...

Cẩn trọng với thị trường EU

Trong bối cảnh nhiều quốc gia trên thế giới vẫn đang đảo điên vì dịch bệnh, việc Việt Nam đã ngăn chặn được dịch là lợi thế lớn, giúp thúc đẩy các hợp đồng xuất khẩu hàng hóa trôi chảy hơn. Tuy nhiên, nhiều DN tại các thị trường khác sẽ thấy không yên tâm, hối thúc chính phủ của họ khởi xướng các vụ điều tra PVTM nhiều hơn. Vấn đề lớn của nhiều DN làm hàng xuất khẩu đi Châu Âu là họ nắm thông tin về sản phẩm hoặc các cảnh báo về PVTM tại các thị trường rất yếu. Nên nhớ, xuất siêu của Việt Nam hiện đứng đầu là tại Mỹ và thứ hai là thị trường EU. Đã từng có cảnh báo, với thị trường EU, sau EVFTA, các mặt hàng thế mạnh của Việt Nam sang thị trường này như thủy sản, sắt thép, sản phẩm công nghiệp đơn giản phải hết sức cẩn trọng với các nguy cơ PVTM.

Trong giai đoạn kinh tế khó khăn, các nước càng có xu hướng gia tăng áp dụng các biện pháp PVTM để bảo vệ sản xuất trong nước. Do đó nguy cơ hàng hóa Việt Nam bị khởi kiện điều tra, áp thuế CBPG... sẽ thường xuyên hơn. Để giảm thiểu tình trạng này, các DN cần phải minh bạch về sổ sách trong quá trình hoạt động, sẵn sàng tích cực phối hợp với các cơ quan điều tra liên quan. Bên cạnh đó, cả DN lẫn cơ quan quản lý nhà nước phải thực hiện phòng chống quyết liệt việc lẩn tránh xuất xứ Việt Nam từ hàng hóa nước ngoài mà việc này đã được nhắc đến trong thời gian gần đây. DN tuân thủ chặt chẽ các quy định về chứng nhận xuất xứ và không tiếp tay cho các hành vi gian lận xuất xứ, lẩn tránh biện pháp PVTM.

3. Nhiều tuyến đường ở Đồng Nai được lên kế hoạch xây mới và mở rộng, tổng vốn đầu tư gần 6.800 tỷ đồng

Mục đích nhằm đẩy mạnh giao thông từ các huyện đến sân bay Long Thành. Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai vừa lập cáo báo đề xuất UBND tỉnh đầu tư 5 tuyến đường kết nối các huyện Định Quán, Thống Nhất, Vĩnh Cửu, Trảng Bom... với sân bay Long Thành. Theo đó, một số tuyến đường bao gồm:

  • Tuyến đường 770B dài 53 km từ huyện Định Quán đi huyện Long Thành, có chi phí đầu tư lớn nhất 2.600 tỷ đồng.
  • Tỉnh lộ 773 từ quốc lộ 1 đến tỉnh lộ 769, dài hơn 51 km, được đề xuất đầu tư với kinh phí 1.700 tỷ đồng, nối các huyện phía bắc của tỉnh như Xuân Lộc, Cẩm Mỹ... với sân bay Long Thành.
  • Tuyến Vành đai 4 từ quốc lộ 1 tại xã Tây Hòa, huyện Trảng Bom đến tỉnh lộ 769 qua xã Bình An, huyện Long Thành, dài 11 km sẽ được mở lên bốn làn xe, kinh phí hơn 500 tỷ đồng.
  • Đường 769E dài 2 km, kinh phí đầu tư 72 tỷ đồng, mở lên bốn làn xe. Điểm đầu dự án là ranh giới sân bay đến Vành đai 4, nhằm giải tỏa cửa phía bắc sân bay Long Thành, hạn chế xe đi đường vòng ra quốc lộ 51.
  • Nhằm liên kết các cung đường trên đến sân bay Long Thành, tuyến đường 772 từ huyện Trảng Bom đi TP Long Khánh và huyện Xuân Lộc, dài 47 km, được lên kế hoạch xây dựng. Công trình dự kiến làm bốn làn đường, tổng kinh phí 1.920 tỷ đồng, trong đó 30 km đầu tư xây mới, 17 km mở rộng.

Theo Sở Giao thông Vận tải Đồng Nai, kinh phí đầu tư 5 tuyến đường dự kiến từ ngân sách Trung ương, địa phương và khai thác quỹ đất hai bên đường. Tỉnh sẽ lấy sân bay Long Thành làm trung tâm để xây dựng các tuyến đường nối địa phương với sân bay, hình thành các trục giao thông giúp phát triển kinh tế.

Sân bay Long Thành giai đoạn một khởi công ngày 5/1 với hạng mục: một đường cất hạ cánh, nhà ga hành khách cùng các công trình phụ trợ, công suất 25 triệu hành khách, 1,2 triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Tổng mức đầu tư giai đoạn này hơn 109.000 tỷ đồng (hơn 4,6 tỷ USD), hoàn thành trong 5 năm.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành VIP/Pro trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải app 24HMoney - App Tài chính, Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại