Viettel Post bán 105.500 đồng/cp, gấp 71% giá khởi điểm: Đắt hay rẻ?
Với vay nợ 1.000 tỷ, vượt vốn góp chủ sở hữu và biên lợi nhuận gộp có dấu hiệu suy giảm vì cạnh tranh, mức giá bán thành công của Viettel Post là đắt hay rẻ?
Mới đây, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) đã phát đi thông báo kết quả đấu giá bán cổ phần của Tổng Công ty cổ phần Bưu chính Viettel (Viettel Post, UPCoM: VTP) do Tập đoàn Công nghiệp Viễn Thông Quân đội (Viettel) sở hữu.
Viettel Post "đắt khách", Viettel thu về gần 528 tỷ đồng
Cụ thể, lượng cổ phần Viettel Post do Viettel nắm giữ đem đấu giá lần này là gần 5 triệu cổ phần, tương đương 6% vốn điều lệ. Mức giá đấu giá bình quân được công bố trên HNX là 105.500 đồng/cp. (Giá khởi điểm trên tài liệu công bố thông tin là 14.800 đồng/cp).
Kết quả, gần 5 triệu cổ phần VTP đã được chào bán thành công cho 13 nhà đầu tư, trong đó có 12 tổ chức và 1 cá nhân. Số lượng cổ phần trúng giá của nhà đầu tư nước ngoài chiếm hơn 3,8 triệu cp. Được biết, tổng khối lượng cổ phần đăng ký mua lên tới gần 7,5 triệu cổ phần, gấp hơn 1,5 lần số cổ phần Viettel đăng ký bán.
Kết quả bán đấu giá cổ phiếu VTP của Viettel Post do Viettel sở hữu. Ảnh: Lợi Hoàng
Giá đấu giá thành công dao động từ 105.600-112.000 đồng/cp, bình quân đạt 105.907 đồng/cp. Theo đó, phía Viettel đã thu về gần 528 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch diễn ra phiên đấu giá này, giá sàn của VTP là 93.500 đồng/cp, giá chốt phiên là 107.000 đồng/cp.
Trên sàn UPCoM, VTP hiện đang đứng ở mức 108.200 đồng/cp (chốt phiên giao dịch ngày 13/11), tăng 31% kể từ đầu năm.
Tính tại thời điểm 31/12/2019, Viettel là cổ đông lớn duy nhất khi sở hữu gần 40 triệu cổ phần, tương đương 68,08% vốn của Viettel Post. Sau phiên đấu giá này, Viettel chỉ còn nắm giữ 50,51% triệu cổ phiếu VTP, tương ứng tỷ lệ 60,81%.
Một số quỹ đầu tư cho rằng tỷ lệ thoái vốn 6% là thấp hơn so với dự kiến 16% trước đó. Theo đại diện Viettel, việc thoái theo lộ trình để đảm bảo lợi ích cho nhà đầu tư Viettel. Lộ trình thoái vốn tiếp theo được thực hiện trong giai đoạn tái cơ cấu mới của Viettel vào 2021 - 2025.
Vay nợ 1.000 tỷ đồng, vượt vốn góp chủ sở hữu
Viettel Post được Viettel thành lập vào tháng 7/2009. Đây là Công ty chuyên kinh doanh dịch vụ chuyển phát nhanh bưu phẩm, bưu kiện hàng hóa; đại lý kinh doanh phát hành báo chí; kinh doanh dịch vụ thương mại trên mạng bưu chính, thương mại điện tử; kinh doanh dịch vụ viễn thông; cho thuê văn phòng; cung cấp dịch vụ quảng cáo trên bao bì chuyển phát nhanh;…
Được xem như "gà đẻ trứng vàng" của Viettel, Viettel Post hiện là doanh nghiệp có thị phần đứng thứ 2 toàn ngành sau Tổng Công ty Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post), đạt 18% tổng doanh thu toàn ngành năm 2019.
Về hoạt động kinh doanh, Viettel Post đặt mục tiêu năm 2020 đem về 19.232 tỷ đồng tổng doanh thu và gần 496 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 146% và 30% so với thực hiện năm trước.
Kết thúc quý III/2020, công ty ghi nhận doanh thu hợp nhất tăng trưởng 138% đạt 4.889 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế 107 tỷ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Lũy kế 9 tháng đầu năm, doanh thu Viettel Post đạt 11.687 tỷ đồng, tăng 130% và lợi nhuận sau thuế đạt 307 tỷ đồng, tăng 15%. Mặc dù kết quả kinh doanh sau 9 tháng tăng trưởng tốt nhưng Viettel Post mới thực hiện được lần lượt 61% chỉ tiêu doanh thu và 62% chỉ tiêu lãi cả năm 2020.
Giai đoạn từ năm 2015 đến năm 2019, tình hình hoạt động kinh doanh của Viettel Post liên tục khởi sắc với tỷ lệ tăng trưởng doanh thu bình quân 43,3%/năm và lợi nhuận bình quân trên 59%/năm. Viettel Post có mức tăng trưởng lợi nhuận sau thuế cao hơn so với ngành chuyển phát nhanh (33,4%) và vượt xa so với con số của ngành vận tải, kho bãi (7,6%).
Với đà tăng này, doanh thu công ty từ 1.993 tỷ đồng năm 2015 tăng gấp 4 lần vào năm 2019, đạt 7.812 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế cũng tăng tương ứng từ 63 tỷ đồng lên 380 tỷ đồng, gấp 6 lần.
Là 1 trong 4 trụ cột trong kế hoạch phát triển của Tập đoàn Viettel giai đoạn 2021-2025, Viettel Post đang nhận được sự hỗ trợ toàn diện về các công nghệ hiện đại và mạng lưới cơ sở hạ tầng toàn quốc từ Tập đoàn Viettel. Theo đánh giá của Công ty Chứng khoán VNDirect, đây cũng là những lợi thế cạnh tranh lớn của Viettel Post trong việc chiếm lĩnh thị phần ngành chuyển phát trong các năm tới.
Viettel Post đặt mục tiêu duy trì tốc độ tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận ở mức cao, tương ứng là 22%/ năm và 17,2%/ năm. Cụ thể, đến năm 2025, Viettel Post đặt kế hoạch doanh thu đạt từ 18.000-23.000 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế đạt 1.200-1.400 tỷ đồng.
Tại thời điểm cuối tháng 9/2020, tổng tài sản của Viettel Post tăng hơn 460 tỷ đồng lên mốc 3.856 tỷ đồng. Trong 5 năm (2015 – 2019), tổng tài sản của doanh nghiệp tăng trưởng 5,5 lần. Hệ số Nợ phải trả/Tổng tài sản ở mức 0,7 lần, ở mức an toàn.
Đáng chú ý, các khoản nợ vay tài chính của công ty tăng 23% từ 815 tỷ đồng đầu kỳ lên 1.000 tỷ đồng tại ngày 30/9, theo đó, nợ vay của Viettel Post đã vượt vốn chủ sở hữu (830 tỷ đồng). Đây là năm thứ 2 liên tiếp, nợ vay của Viettel Post có nợ vay vượt vốn góp chủ sở hữu.
Nợ vay và vốn góp chủ sở hữu tại Viettel Post (tỷ đồng)
Vấn đề Viettel Post phải đối mặt
Tăng trưởng ấn tượng trong giai đoạn vừa qua và dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh nhờ bùng nổ thương mại điện tử… Viettel Post là một doanh nghiệp kinh doanh "hợp thời" mà các nhà đầu tư đều để ý đến. Thế nhưng, bên cạnh những điểm sáng ấy, có nhiều vấn đề mà Viettel Post phải đối mặt.
Đầu tiên là sức ép cạnh tranh đang ngày một lớn. Theo tài liệu công bố, với nhóm các công ty chuyển phát truyền thống, các đơn vị cạnh tranh đều tích cực đầu tư hệ thống kho bãi với dây chuyền chia chọn tự động để nâng cao năng suất và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Với nhóm các công ty thương mại điện tử, các đối thủ có xu hướng tham gia sâu hơn vào hoạt động kho vận bằng việc đầu tư phát triển hệ thống kho, trung tâm chia chọn tự động. Ngoài ra, để đáp ứng nhu cầu nhận hàng ngay sau khi mua, các nền tảng xã hội đã liên kết với công ty vận tải, công ty gọi xe và giao hàng trực tuyến. Lazada Express và TikiNow đưa ra các dịch vụ giao hàng hỏa tốc, Shoee và Sendo hợp tác với Grab để cung cấp dịch vụ.
Sức ép cạnh tranh từ các đối thủ đã và đang xuất hiện là điều không thể tránh khỏi, Viettel Post sẽ phải đối mặt với câu chuyện bài toán nguồn nhân lực và sức ép chi phí nhân lực khi quy mô hoạt động tiếp tục tăng trưởng.
Trong khi đó, biên lợi nhuận gộp của Viettel Post đang cho thấy dấu hiệu suy giảm. Tại thời điểm quý III/2020 chỉ đạt xấp xỉ 4,7%, chưa bằng 1 nửa của cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời, lợi nhuận sau thuế/doanh thu hiện chỉ ở mức 2,6% là không lớn.
Tỷ suất lợi nhuận gộp biên của Viettel Post (%)
Khó khăn thứ hai đó là, hiện Nhà nước vẫn chưa có văn bản pháp lý rõ ràng đối với các dịch vụ giao hàng thu tiền, thu hộ, chi hộ để các doanh nghiệp bưu chính tiếp cận, cung cấp dịch vụ một cách chính thống; Dịch vụ bưu chính công ích chỉ có một đơn vị được phép phục vụ là VNPost; Chưa có văn bản pháp lý xây dựng hạ tầng bưu chính dùng chung quốc gia.
Ngoài ra, dịch Covid-19 cũng khiến cho nhu cầu mua sắm giảm. Cộng với việc siết chặt giao thương giữa các quốc gia, cũng khiến nhu cầu vận chuyển xuyên biên giới sụt giảm. Tất cả các yếu tố trên tại
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận