menu
24hmoney
Install 24HMoneyTải App
copy link
Thùy Linh

VietinBank: Nợ xấu phình to, khả năng mất vốn trên 8.830 tỷ đồng

Vietinbank thành lập vào năm 1988. Với số vốn điều lệ hơn 37 ngàn tỷ đồng và số vốn của chủ sở hữu gần 64 ngàn tỷ đồng (Được tính tại thời điểm 31/12/2017).

Tính đến thời điểm cuối tháng 9/2019, nợ xấu của VietinBank lên tới 14.066 tỷ đồng, tăng 2,7% so với đầu năm. Trong đó, nợ có khả năng mất vốn tới hơn 8.830 tỷ đồng, tương đương chiếm 62,7% trong tổng nợ xấu.

Nợ xấu ngày càng phình to

Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý 3/2019 vừa được Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (VietinBank, mã CK: CTG), trong 9 tháng đầu năm 2019, thu nhập lãi thuần của ngân hàng đạt 24.500 tỷ đồng, tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2018; các khoản lãi thuần từ hoạt động dịch vụ và hoạt động kinh doanh ngoại hối đều tăng trưởng hơn mức cùng kỳ năm ngoái lần lượt đạt mức 3.046 tỷ đồng và 1.188 tỷ đồng.

Trong khi đó, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh chỉ đạt 312 tỷ đồng, giảm gần 80 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Đặc biệt, khoản lãi thuần từ mua bán chứng khoán đầu tư bất ngờ âm 219,4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi 102 tỷ đồng; thu nhập từ hoạt động khác của ngân hàng cũng chỉ đạt 1.366 tỷ đồng, chỉ bằng hơn nửa mức cùng kỳ năm trước đạt được; lãi thuần từ hoạt động khác cũng chỉ bằng nửa cùng kỳ năm ngoái với 602 tỷ đồng.

Trong 9 tháng đầu năm 2019, VietinBank tăng mạnh chi phí dự phòng rủi ro tín dụng lên mức 10.882 tỷ đồng, tăng hơn 2.500 tỷ đồng so với cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ thuế và các chi phí, VietinBank đạt 6.824 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng khoảng 700 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước.

Nợ có khả năng mất vốn của VietinBank tới hơn 8.800 tỷ đồng, tương đương chiếm 62,7% trong tổng nợ xấu.

VietinBank: Nợ xấu phình to, khả năng mất vốn trên 8.830 tỷ đồng

Tính đến thời điểm 30/9/2019, tổng tài sản của VietinBank đạt hơn 1,2 triệu tỷ đồng, tăng 3% so với đầu năm chủ yếu là nhờ cho vay khách hàng tăng 4%, đạt hơn 899.056 tỷ đồng. Trong đó, khoản dự phòng cho vay khách hàng tăng 28% so với hồi đầu năm, chiếm gần 16.610 tỷ đồng. Các khoản lãi, phí phải thu giảm 1%, đạt hơn 6.860 tỷ đồng).

Về các nguồn vốn huy động, VietinBank ghi nhận tiền gửi của khách hàng đạt hơn 865.466 tỷ đồng, tăng 5%; cùng với phát hành giấy tờ có giá tăng 19% so với hồi đầu năm, đạt hơn 55.116 tỷ đồng. Mặt khác, tiền gửi và vay các tổ chức tín dụng khác giảm 16% so với đầu năm, đạt gần 93.381 tỷ đồng.

Cũng tại thời điểm cuối tháng 9/2019, tổng nợ xấu của VietinBank tăng lên mức 14.066 tỷ đồng, tương đương tăng 3% so với thời điểm đầu năm, thuộc nhóm cao nhất nhì hệ thống ngân hàng. Trong đó, nợ nghi ngờ (nợ nhóm 4) tăng đến 70%, chiếm hơn 3.552 tỷ đồng; đặc biệt nợ có khả năng mất vốn (nợ nhóm 5) dù giảm so với đầu năm, nhưng vẫn ở mức rất cao 8.831 tỷ đồng.

Khó có cửa tăng vốn

Theo tài liệu của phóng viên, trong vài năm trở lại đây, nợ xấu của VietinBank có xu hướng tăng cao. Cụ thể, đến cuối năm 2016 mức nợ xấu là 6.742 tỷ đồng, cuối năm 2017 tăng lên mức 8.920 tỷ đồng, cuối năm 2018 vọt lên mức 13.689 tỷ đồng (trong đó nợ mất vốn chiếm tới 9.470 tỷ đồng).

Được biết, theo quy định tại Thông tư 02/2013 của Ngân hàng Nhà nước về phân loại tài sản có và mức trích lập dự phòng rủi ro, với nhóm nợ có khả năng mất vốn này, các ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro với tỷ lệ trích lập dự phòng cao nhất là 100%.

Tuy nhiên, nếu nhìn vào cơ cấu cổ đông hiện nay của VietinBank, tỷ lệ nợ có khả năng mất vốn chiếm phần lớn trong tổng nợ xấu đi kèm với mức trích lập dự phòng lên tới 100% gây nhiều lo ngại về những tác động tới hiệu quả phần vốn nhà nước sở hữu tại ngân hàng. Tính đến ngày 30/9/2019, Nhà nước vẫm là cổ đông lớn nhất tại VietinBank khi nắm giữ tỷ lệ sở hữu cổ phần lên tới 64,46%.

Theo tìm hiểu của phóng viên, hiện nay, VietinBank đang gặp phải hai khó khăn rất lớn đó là xử lý các tài sản xấu và tăng vốn để đáp ứng tỷ lệ an toàn vốn. Trong khi đó, do bị hạn chế tăng vốn cho cổ đông nước ngoài theo quy định của Ngân hàng Nhà nước, hiện tại VietinBank đang gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn vốn mới.

Khi không tăng được vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của VietinBank xuống gần ngưỡng cảnh báo, thậm chí nếu tính theo Basel II thì đã xấp xỉ ngưỡng thấp nhất, hệ quả là ngân hàng khó có thể mở rộng hoạt động, tăng trưởng tín dụng của ngân hàng lại rất thấp so với mức quy định của Basel II.

Để bù đắp tình trạng thiếu hụt vốn, thời gian qua, VietinBank liên tục thông báo phát hành trái phiếu, lần gần đây nhất, nhà băng này thông báo chào bán 1.000 tỷ đồng trái phiếu, sau khi phân phối thành công 4.000 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 7 năm và 10 năm. Trước đó, vào hồi tháng 3/2019, Ngân hàng Nhà nước cho phép VietinBank phát hành 10.000 tỷ đồng trái phiếu với lãi suất tự quyết định.

Kiểm toán Nhà nước vào cuộc, VietinBank giảm cả trăm tỷ lợi nhuận

Ngày 27/11, VietinBank nhận được Công văn số 538/KTNN-TH ngày 21/11/2019 của Kiểm toán nhà nước về việc gửi báo cáo kiểm toán năm 2018 của VietinBank.

Theo đó, VietinBank đã thực hiện điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính riêng lẻ và hợp nhất năm 2018 được kiểm toán bởi đơn vị kiểm toán độc lập theo báo cáo kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước.

Do Kiểm toán Nhà nước chỉ điều chỉnh số liệu trên bảng cân đối kế toán hợp nhất, báo cáo kết quả kinh doanh hợp nhất nên VietinBank phải điều chỉnh tương ứng với bảng cân đối kế toán riêng lẻ và báo cáo kết quả kinh doanh riêng lẻ.

Việc điều chỉnh số liệu báo cáo tài chính kiểm toán năm 2018 được thực hiện cho số liệu đầu kỳ báo cáo tài chính quý 4/2019, các số liệu trên báo cáo tài chính quý 1, 2 và 3/2019 giữ nguyên không thay đổi.

Cụ thể, lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước dự phòng được điều chỉnh giảm 120 tỷ đồng, từ 14.256 tỷ đồng xuống 14.084 tỷ đồng; chi phí dự phòng rủi ro tăng từ 7.751 tỷ đồng lên 7.803 tỷ đồng.

Kết quả, lợi nhuận trước thuế của VietinBank giảm gần 172 tỷ đồng, xuống còn 6.559 tỷ đồng. Sau khi, trừ thuế thu nhập doanh nghiệp 1.281 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế giảm 139 tỷ đồng xuống còn 5.277 tỷ đồng.

VietinBank là một trong những ngân hàng có kết quả kinh doanh sa sút nhất trong năm 2018, mặc dù đây là thời điểm hầu hết các ngân hàng trong ngành đều công bố lợi nhuận tăng đột biến.

Theo dõi 24HMoney trên GoogleNews
Nhà đầu tư lưu ý
24HMoney đã kiểm duyệt

Từ khóa (bấm vào mỗi từ khóa để xem bài cùng chủ đề)

Bạn có muốn trở thành chuyên gia trên 24HMoney? Hãy liên hệ với chúng tôi SĐT/ Zalo: 0981 935 283.

Để truyền thông cho doanh nghiệp, vui lòng liên hệ SĐT/ Zalo: 0908 822 699.

Hòm thư: phuongpt@24hmoney.vn
4 Bình luận
Thích Đã thích Thích
Bình luận
Chia sẻ
Cơ quan chủ quản: Công ty TNHH 24HMoney. Địa chỉ: Tầng 5 - Toà nhà Geleximco - 36 Hoàng Cầu, P.Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Hà Nội. Giấy phép mạng xã hội số 203/GP-BTTTT do BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG cấp ngày 09/06/2023 (thay thế cho Giấy phép mạng xã hội số 103/GP-BTTTT cấp ngày 25/3/2019). Chịu trách nhiệm nội dung: Phạm Đình Bằng. Email: support@24hmoney.vn. Hotline: 038.509.6665. Liên hệ: 0908.822.699

Điều khoản và chính sách sử dụng



copy link
Quét mã QR để tải App Tài chính - Chứng khoán nhiều người dùng nhất cho điện thoại