Việt Nam vẫn là điểm sáng thu hút FDI của cả khu vực
Ông Nguyễn Minh Cường, chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) cho rằng: Một số ý kiến cho rằng, dịch bệnh đã làm dòng vốn FDI chuyển từ Việt Nam, sang các nước khác. Điều này chưa thực sự chính xác.
Ông Cường giải thích: “Nói một cách chính xác là có hiện tượng một số khách hàng chuyển đơn đặt hàng từ Việt Nam sang các nước khác, hoặc chuyển đơn hàng từ khu vực này sang khu vực khác. Trong khi đó, FDI là vốn đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư trước khi rót vốn phải nhìn vào bức tranh tổng thể của nền kinh tế, như khả năng hồi phục sau dịch, nhân công,...”.
Ông Cường nhấn mạnh, các doanh nghiệp FDI và cả các doanh Việt Nam không ngại dịch bệnh, cũng không quan ngại các giải pháp chống dịch. Vì hầu hết các quốc gia trên thế giới đều đang vận lộn chống dịch, các chống dịch của các nước cũng tương tự nhau. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp quan ngại chính là các chính sách thực hiện có nhiều hạn chế.
“Phong tỏa, giãn cách là điều cần thiết trong chống dịch, nhưng cách thực hiện thế nào cần phải xem xét lại, để tránh tác động xấu tới nền kinh tế”, ông Cường nói.
Đồng tình với quan điểm này, ông Andrew Jeffries, chuyên gia cua ADB đánh giá: Trong khu vực ASEAN, Việt Nam là một trong những quốc gia giàu tiềm năng nhất, trong việc thu hút vốn đầu tư FDI.
Đặc biệt, trong 2 năm cả thế giới phải chống dịch, Việt Nam vẫn là “điểm sáng” thu hút vốn đầu tư FDI của cả khu vực. Ông Andrew Jeffries giải thích, Việt Nam là quốc gia tăng trưởng nhanh, ổn định; dân số đông, tầng lớp trung lưu ngày càng nhiều. Do đó, các doanh nghiệp FDI khi lựa chọn Việt Nam, ngoài hàng hóa xuất khẩu, họ còn có mục đích hướng tới thị trường nội địa.
“Đại dịch COVID-19 không chỉ ảnh hưởng riêng tới Việt Nam, mà các quốc gia cũng thế. Dịch bệnh đã tác động tới toàn thế giới, và cả trong khu vực. Tuy nhiên, so với các nước ASEAN, Việt Nam vẫn là quốc gia hấp dẫn với các doanh nghiệp FDI”, chuyên gia của ADB nói.
Tuy nhiên, để dòng vốn FDI bứt phá, nhất là trong giai đoạn sau dịch, ông Andrew Jeffries cho rằng, Chính phủ cần có những chính sách mềm dẻo hơn, để dung hòa công tác phòng chống dịch bệnh và hồi phục, tăng trưởng kinh tế.
“Việt Nam đang kiểm soát dịch bệnh tốt, thế nhưng, những biến thể mới đã tạo ra thách thức cho cả thế giới. Do đó, chúng ta phải có sự đánh đổi. Tuy nhiên, về dài hạn, các chính sách phong tỏa, giãn cách có thể xem xét lại cho phù hợp với tình hình phát triển kinh tế”, ông Andrew Jeffries.
Bàn về giải pháp, ông Andrew Jeffries nhìn nhận, Việt Nam có thể học tập các quốc gia khác trong vấn đề phòng, chống dịch bệnh và dung hòa trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên, quan trọng nhất vấn là tăng cường tiêm vắc-xin cho người dân, từ đó ngăn ngừa tình trạng phong tỏa, giãn cách xã hội. Các yếu tố này sẽ là động lực thu hút dòng vốn FDI.
“Việt Nam có cách tiếp cận vắc-xin nhìn chung là châm. Nhưng 1 tháng trở lại đây, tốc độ tiêm chủng đã tăng nhanh. Tại Hà Nội, 90% dân số đã tiêm mũi 1, và vài tháng nữa sẽ đạt 2 mũi. Nếu quá trình này diễn ra theo đúng tiến độ, 100% sẽ làm thay đổi cuộc sống của Hà Nội, đưa thành phố này bước vào giai đoạn bình thường mới. Tôi mong rằng, TP.HCM cũng sẽ sớm triển khai, để tạo ra động lực phát triển kinh tế.
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận