Việt Nam thiếu gì cho phát triển thịnh vượng?
Giải pháp cho nền kinh tế thì nhiều, nhưng thiếu hai thứ quan trọng: chợ và khả năng tranh biện.
Chúng ta thiếu chợ, thành phần quan trọng của nền kinh tế. Ngoài thị trường chứng khoán thì chúng ta thiếu chợ mua bán tài sản ở mức phát triển: hữu hình lẫn vô hình, trên tuyết và ngoài tuyến.
Có chợ thì dòng vốn được luân chuyển hiệu quả, không đi nhiều vào đất.
Muốn thị trường vốn thực sự rộng mở, cân đối, tự do, bền vững, thì cần bắt đầu từ "nới" tư duy. Chúng ta cần tư duy rằng thị trường vốn không chỉ là tiền, mà còn là thị trường của vốn sáng tạo, của bản quyền, của các sáng chế, của vốn con người.
Thị trường có đầy đủ các thành phần để tạo nên và hỗ trợ các giá trị tạo ra nguồn vốn như sự có mặt của các định chế xếp hạng tín nhiệm quốc tế, các tổ chức xếp hạng (vốn uy tín, thương hiệu), tư vấn phát triển doanh nghiệp, có sự tham gia sâu của khối tư nhân vào các lĩnh vực mà không ảnh hưởng đến an ninh quốc phòng… Tất cả những điều đó đều có thể là nguồn vốn, đều tạo ra tiền. Cũng như, trong một thị trường mà khái niệm bản quyền sáng chế chưa thể tạo ra tiền đúng giá trị, còn bị đánh cắp, bắt chước dễ dàng công khai, chất xám chưa được trả giá tương xứng… thì vốn còn mãi lệ thuộc vào các ngân hàng hiện đang hoạt động kém hiệu quả và không khác mấy các tiệm cầm đồ qui mô lớn.
Pháp luật phải bảo vệ được sáng chế, phát minh; phải xây dựng được thị trường thương mại bằng sáng chế, phát minh thì mới khơi thông được nguồn vốn tri thức vô tận, thúc đẩy start-up thành công. Chỉ cần những quyết sách đúng là chúng ta sẽ có tất cả.
Thiếu vốn xã hội
Nếu không có sự gắn kết xã hội, sẽ rất khó đạt được các mục tiêu phát triển bền vững. Triết lý của phát triển bền vững dựa trên một vài ý tưởng cơ bản, chẳng hạn như huy động nguồn lực, phân cấp, trao quyền và sự tham gia tối đa của cộng đồng. Khi được áp dụng trong một môi trường có sự gắn kết xã hội mạnh mẽ, những ý tưởng sáng tạo cải thiện cộng đồng sẽ phát huy hiệu quả. Ngược lại, vốn xã hội thấp khiến chi phí tài chính tăng cao, là một trong những tác nhân kéo lùi chất lượng sống.
Trong kinh tế, muốn biết giá của tiền thì nhìn vào lãi suất. Và một trong những yếu tố cấu thành lãi suất ngoài lợi nhuận, lạm phát thì phần còn lại là rủi ro. Vốn xã hội thấp làm người ta không tin nhau, hay nói cách khác xã hội không tin nhau khiến chi phí bù đắp rủi ro kinh doanh tăng lên, được cấu thành vào lãi suất (giá của tiền). Ngược lại, chi phí giao dịch thấp hơn khi mức độ tin cậy cao và văn hóa hợp tác phát triển. Vốn xã hội yếu không thể có phát triển bền vững.
Nói nghiêm túc thì hiện tại đang thiếu cả chợ tình hợp pháp. Trong pháp luật đã có đạo đức; chỉ có chợ tình hợp pháp mới bảo vệ được nhân phẩm của người phụ nữ.
Theo dõi người đăng bài
Tiếp cận các chuyên gia VIP/PRO hàng đầu của 24HMONEY
Nhận ngay bài viết tài chính chuyên sâu
Bạn muốn trở thành VIP/PRO trên 24HMONEY?
Liên hệ 24HMONEY ngay
Bình luận